Trang chủ Kiến Thức Kỹ năng Bí quyết tích lũy kinh nghiệm khi làm việc
Kỹ năng

Bí quyết tích lũy kinh nghiệm khi làm việc

Chia sẻ
Bí quyết tích lũy kinh nghiệm khi làm việc
Chia sẻ

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại Sao tử vi :

  • Tìm việc làm kế toán tại Hà Nội
  • Tuyển dụng kỹ sư xây dựng Đà Nẵng
  • Tìm việc làm ở Hải Phòng

Bên cạnh các việc cần phải làm như: viết một mẫu đơn xin việc tốt, thư ứng tuyển, cover letter, người phỏng vấn mong đợi một câu trả lời cho thấy bạn đã cân nhắc kỹ lưỡng về công ty mình muốn làm việc. Do đó, hành động nghiên cứu cẩn thận về công ty trước cuộc phỏng vấn sẽ khiến bạn nổi bật là một ứng viên có khả năng và chuẩn bị tốt. Bạn đã đi làm ở nhiều nơi, có không ít kinh nghiệm trong công việc nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi, mình đã học được những gì qua mỗi việc đã làm? Thông thường, đa số đều không trả lời trực tiếp vào câu hỏi này bởi ít khi người ta có thời gian ngồi đánh giá, xem xét những việc đã làm nếu không có vấn đề gì nghiêm trọng.

Bạn đã đi làm ở nhiều nơi, có không ít kinh nghiệm trong công việc nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi, mình đã học được những gì qua mỗi việc đã làm? Thông thường, đa số đều không trả lời trực tiếp vào câu hỏi này bởi ít khi người ta có thời gian ngồi đánh giá, xem xét những việc đã làm nếu không có vấn đề gì nghiêm trọng.

Thực tế, nếu biết đánh giá lại hiệu quả công việc, bạn sẽ biết cách rút kinh nghiệm và công việc tiến triển sáng sủa hơn nhiều. Đó cũng là cách hay nhất giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp, tự khẳng định mình trong mọi việc. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, bạn cần có sự tự tin, cẩn thận nhưng đừng quá cảnh giác. 

 

Mỗi ngày, bạn nên giành mấy phút để xem lại những gì đã làm trong ngày hôm đó – (Ảnh minh họa)

 

 Nhiều người cứ lao đầu vào làm việc, miễn sao hoàn thành đúng thời hạn mà không cần biết mình đã học hỏi được những gì, tích lũy được kinh nghiệm gì từ công việc ấy. Đến lúc gặp lại tình huống tương tự, họ lại mò mẫm như thể đây là lần đầu tiên đảm nhận việc này. Vừa mất thời gian, lại vừa bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp.

Có người cũng ý thức được việc xem mình đã làm và học được những gì nhưng họ lại làm việc đó vào cuối năm, nghĩa là một năm hoặc 6 tháng mới tổng kết một lần. Khoảng thời gian kéo dài này dễ khiến bạn mất nhiều thời gian để mò mẫm, tìm kiếm lại từng dự án cụ thể, đó là chưa kể đến việc bạn có thể bỏ sót một số nội dung quan trọng. Bởi vậy, bạn cần có bí quyết riêng.

Mỗi ngày, trước khi rời khỏi văn phòng, bạn nên dành ra một vài phút để suy nghĩ về những việc đã làm, những gì đã xảy ra trong ngày. Nghe có vẻ hơi rườm rà và bạn ngại tốn thời gian nhưng thực tế, nếu cứ làm từng ngày, mọi thứ sẽ đơn giản, gọn nhẹ hơn rất nhiều. Mỗi ngày chỉ cần dăm ba phút với đầu óc tỉnh táo, sáng suốt chứ không nên để dồn dập vào một lúc khiến đầu óc quay cuồng. 

 

CV của bạn sẽ dày dạn kinh nghiệm hơn nếu hằng ngày, bạn kiên trì đánh giá công việc mình làm – (Ảnh minh họa)

 Tốt hơn là bạn hãy nhìn vào lịch làm việc và so sánh với thực tế xem bạn đã thực hiện được đến đâu. Từ đó, bạn sẽ thấy mình bị lỡ những gì, việc gì chưa hoàn thành và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên để ngày hôm sau tiếp tục.

Để hiểu rõ hơn về công việc đã làm trong ngày, bạn có thể trả lời những câu hỏi sau:

– Một ngày làm việc của bạn đã trôi qua như thế nào? Bạn rút ra kinh nghiệm gì từ sự thành công và những khó khăn đang chờ bạn?

– Những dự định sẽ làm trong ngày hôm sau, những ai sẽ tham gia cùng bạn vào công việc sắp tới?

– Bạn cần phải gặp gỡ những ai, cần trả lời email hay gọi điện thoại cho một ai đó mà bạn đã hẹn trước hay không? 

 

Mỗi ngày chỉ cần dăm ba phút với đầu óc tỉnh táo, sáng suốt chứ không nên để dồn dập vào một lúc khiến đầu óc quay cuồn – (Ảnh minh họa)

 

 Trả lời được những câu hỏi này nghĩa là bạn đang tạo mối liên hệ trong công việc ngày này qua ngày khác, không bị rời rạc, mất thời gian. Kể cả việc trả lời email hay gọi điện cho người khác như đã hẹn cũng chỉ mất dăm ba phút, trong khi bạn lại duy trì được mối quan hệ và mở rộng cơ hội cho chính mình. Chẳng phải tự nhiên mà người ta có câu “việc hôm nay chớ để đến ngày mai”, nếu cứ để dành công việc đến ngày mai thì chẳng biết bao giờ bạn mới hoàn thành.

Nếu bạn không dừng lại để suy nghĩ về những điều này, bạn có thể sẽ bỏ qua nhiều cơ hội, nhiều kinh nghiệm mà lẽ ra bạn hoàn toàn có thể học hỏi được. Điều đó sẽ rất có lợi khi bạn muốn thay đổi, tìm công việc mới.

Bài viết cùng chuyên mục
Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ năng

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp

Trong thời đại toàn cầu hóa, tiếng Anh không chỉ là ngôn...

Kỹ năng

Mặt mũi nào chưa đánh đã thua, phải không? Điều đáng nhớ ngày đầu sự nghiệp

Những ngày nóng nhất Sài Gòn này, con người ai cũng vội...

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên
Kỹ năng

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên

Supervisor là gì? Các Supervisor thường làm việc trong nhiều lĩnh vực...

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc
Kỹ năng

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc

Deadline là gì? Deadline có thể là một ngày, một giờ cụ...

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm
Kỹ năng

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm

Trách nhiệm là gì? Trách nhiệm sẽ luôn là một gánh nặng...

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế
Kỹ năng

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế

Elearning là gì? Hiện nay, trải nghiệm học tập điện tử đã...

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính
Kỹ năng

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính

Thặng dư thương mại là gì? Ví dụ: Nếu Việt Nam xuất...

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Kỹ năng

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình 5 Forces là gì? Bằng cách phân tích các yếu...