Trang chủ Tâm Linh Chùa Việt Bảo tàng “nông nghiệp” ở chùa Sà Lôn, An Giang
Chùa Việt

Bảo tàng “nông nghiệp” ở chùa Sà Lôn, An Giang

Chia sẻ
Bảo tàng “nông nghiệp” ở chùa Sà Lôn, An Giang
Chia sẻ

Hòa thượng cho biết thêm “…chúng tôi muốn lưu giữ lại nét đẹp văn hóa nông nghiệp, những tư liệu sản xuất xưa để lớp trẻ nhận biết quá trình lao động của ông cha, từ đó sẽ phấn đấu xây dựng quê hương mình tốt hơn…”.
 
Ông kể thêm về sự có mặt của bảo tàng “độc đáo” nầy: nhà chùa và phật tử có ý định thành lập bảo tàng nầy từ 10 năm trước, nhưng chính thức bắt đầu việc nầy khoãng 5 năm nay. Điều đáng phấn khởi là có rất nhiều nghệ nhân, người dân đồng tình ủng hộ góp công, góp của để hiện vật ngày càng nhiều hơn. 

Chúng tôi khá bất ngờ khi chứng kiến những tác phẩm điêu khắc gỗ rất công phu, tinh xảo thể hiện trên những loại gỗ quý hiếm như: Gõ, Trắc…thể hiện qua các tác phẩm các loài chim muông, gia súc, gia cầm như để thể hiện sự gần gũi của con người và thiên nhiên. Cạnh đó là những hiện vật khá lạ lẫm, độc đáo, quý hiếm khác như: cổ xe bò giành cho người giàu có rong chơi, những cổ xe vận chuyển hàng hóa, chuyên chở lúa, gạo, phân bón ngày xưa; những dụng cụ lao động của người dân Nam bộ xưa như: lưỡi liềm, lưỡi hái, tay gặt, phãng, cào răng lược, dụng cụ cày, bừa, nôm, đó…
Cạnh đó du khách còn được chứng kiến một số dụng cụ phục vụ đời sống con người như: cối xay lúa, xay bột, khung dệt vải…tái hiện khung cảnh lao động sản xuất của người xưa. Điều rất hấp dẫn và mang tính khoa học là các hiện vật được bố trú hài hòa, theo qui trình sản xuất nông nghiệp qua từng công đoạn nên du khách rất dễ theo dõi, tìm hiểu.

Em Kim Thy San, học sinh trường THCS Lương Phi cho biết suy nghĩ “…chúng em rất vui và thích khi đến tham quan bảo tàng của chùa vì đã giúp chúng em biết và hiểu thêm về quá trình lao động của tiền nhân với những dụng cụ rất lạ mà trước đây chúng em chỉ biết qua sách vở, phim ảnh nay đã thấy tận mắt, sờ tận tay…”.

Hòa thượng Chau Sơn Hy kể thêm: hàng ngày có nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu bào tàng, cao điểm nhất là những dịp lễ, tết của người dân tộc Khơ Me, đặc biệt vào dịp lễ truyền thống Hekathanh (còn gọi là Dâng y, một trong những lễ quan trọng của đồng bào phật tử Khmer), 

Ông còn phấn khởi nói: khi chính quyền địa phượng phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, Ông bàn bạc với nhiều Phật việc hình thành “bảo tàng thu nhỏ” và đã được ùng hộ cao. Từ đó bảo tàng đã đón nhận khá nhiều hiện vật hiến tặng.

Ông Chau Kel. Ngụ xã Lương Phí nói “…đây là trách nhiệm của mỗi người, từ đó chúng tôi vận động nhau tìm kiếm những vật liệu quý, tư liệu lao động xưa để tặng cho bảo tàng của chùa. Thật vui…”

Không những tạo điều kiện để để mọi người tham quan, chùa Sà Lôn còn hiến tặng nhiều hiện vật cho bảo tàng tỉnh An Giang làm phong phú thêm nguồn tư liệu quý về nông nghiệp của tỉnh nhà.

Đến ngôi chùa trên 100 năm tuổi uy nghiêm của đồi núi Tri Tôn, du khách sẽ được nghe kể nhiều câu chuyện cổ tích về lịch sử ngôi chùa và  được sống lại tuổi thơ khi hòa nhập vào không gian của bảo tàng độc đáo chùa Sà Lôn.

Trương Thanh Liêm – Song Anh

Bài viết cùng chuyên mục
Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt
Chùa Việt

Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt

Chương trình được tổ chức dưới sự chứng minh của Đại đức...

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan
Chùa Việt

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn...

Chùa Trầm Hương
Chùa Việt

Chùa Trầm Hương

Bấy giờ làm nhang bằng tay, phải tốn nhiều thời gian mới...

Giai thoại chùa Phật Nhỏ
Chùa Việt

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận Thất Bửu Tự do Hòa thượng...

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương
Chùa Việt

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương

Chùa Tân Thanh, Lạng  Sơn Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có...

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu
Chùa Việt

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu

Tấm bia đứng sừng sững ờ một góc sân chùa. Dòng chữ...

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala
Chùa Việt

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala

Sau hơn 03 năm (năm 2013) khởi công xây dựng bằng bê...

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình
Chùa Việt

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình

Chùa Bích Động tên khai nguyên là Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng,...