Trang chủ Phật giáo Phật học Bản ngã chính là sự xoáy động của tâm thức
Phật học

Bản ngã chính là sự xoáy động của tâm thức

Chia sẻ
Bản ngã chính là sự xoáy động của tâm thức
Chia sẻ

Tu mất rất nhiều thời gian nhưng không phải chạy cho nhanh mà ta phải đi chậm. Chạy nhanh thì chóng ngã, còn đi chậm thì ta mới đi được lâu. Ta đi chậm nhưng không lười nhác. Ta không hấp tấp, không vội vàng, nóng nảy, mà đi bước nào vững bước đó. Vừa tu vừa dưỡng sức thì ta có thể đi đến 100 kiếp. Phật thương người đi lâu, đi dài nên Phật sẽ gia hộ, dìu dắt, hướng dẫn.

“Tu” là một hành trình gian nan mà con người phải chiến đấu với chính bản thân mình đầu tiên. Dù không thấy được kết quả của việc tu hành trong hiện tại, không vì thế mà chúng ta nản chỉ, bỏ cuộc. Chính những khó khăn xảy đến cho thấy thử thách thực sự về khả năng chịu đựng của mình. Người nào có ý chí kiên cường khi khởi tâm tu hành thì mới có thể đi hết con đường dài và gian khổ đó.

Khi không còn bản ngã thì mọi vận hành đều do pháp!

Chân lý không phải cái gì vội vàng, ngắn ngủi, tạm bợ mà là cái rất lâu dài, là vĩnh cửu. Và để đạt được cái đạo quả vĩnh cửu đó thì cái nhân ta gây tạo phải là vô hạn.

Vấn đề, tại sao chúng ta phải tu tập vất vả lâu dài? Để chứng đạo, để đắc được quả Thánh thì ta phải tạo phúc cho thật dày, thật lớn và cái công phu thiền định phải sâu, cho tới mất cái bản ngã. Cái bản ngã (cái tôi) của ta chính là sự xoáy động của tâm thức. Khi nào tâm của ta lắng đọng dần cho đến lúc tuyệt đối thì ta mất bản ngã. Cho nên hai cái công phu: một là tạo phúc cho dày; hai là thiền định cho sâu thì đó là những công trình rất lớn.

Trên con đường đi đó, nếu chọn con đường tu tập thì họ phát tâm chọn con đường cống hiến, phụng sự vất vả; chọn con đường tu giản dị không chọn sung sướng và chọn con đường nào lâu dài, không thích nhanh. Cái quan trọng là tu cho đúng, làm sao đi bước nào vững bước đó, chứ không kỳ hạn thời gian bao lâu.

Bài viết cùng chuyên mục
Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...

Nụ cười bất diệt
Phật học

Nụ cười bất diệt

Tại sao bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại Lộc...

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp
Phật học

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp

Xác định mục tiêu Đạo Phật nhấn mạnh việc thấu hiểu mục...

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo
Phật học

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo

Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học...

Kỳ quan nhân gian
Phật học

Kỳ quan nhân gian

Cảnh tượng hy hữu Hình ảnh hiếm thấy Quang cảnh uy hùng...

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu
Phật học

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu

Kết quả cao nhất là làm Phật trong hiện đời thì tôi...