Trang chủ Kiến Thức Kỹ năng Bạn đã đến lúc phải ra đi?
Kỹ năng

Bạn đã đến lúc phải ra đi?

Chia sẻ
Bạn đã đến lúc phải ra đi?
Chia sẻ


Có thể bạn đang rất yêu công việc của mình, cảm thấy mình sẽ gắn bó với nó lâu dài, nhưng theo thời gian lòng nhiệt tình của bạn, sự gắn bó của bạn sẽ bị giảm dần vì nhiều lý do khác nhau mà có thể không phải do bạn tạo ra. Vậy thì, còn cách nào tốt hơn là bạn phải thay đổi? Bạn sẽ phải tìm cho mình một con đường khác đúng đắn hơn, phù hợp hơn.

Nhưng làm sao để biết được bạn nên ra đi lúc nào là tốt nhất? Dưới đây là một số tình huống mà chúng tôi vừa đưa ra, nếu hơn một nữa trong số những câu này đúng với bạn thì đây chính là lúc bạn cần lập kế hoạch và sẵn sàng cho một sự thay đổi để tìm cơ hội khác cho mình rồi đấy.

1. Bạn bắt đầu sợ hãi ngày Thứ Hai và rất vui mừng vào mỗi chiều Thứ Sáu

2. Bạn cảm thấy khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn để có thể hoàn thành công việc theo đúng kế hoạch, thậm chí bạn cứ phải vắt kiệt sức mình mới có thể hoàn thành được chỉ tiêu mà cấp trên đưa ra. Công việc trở thành nỗi ám ảnh của bạn.

3. Bạn không còn chút đam mê và nhiệt tình nào trong công việc, trừ việc trông chờ bảng lương vào mỗi cuối tháng.

4. Bạn dành phần lớn thời gian để tán gẫu hoặc than phiền về các đồng nghiệp của mình

5. Bạn có những hành động mang tính chống đối, thậm chí là thù địch trong các cuộc họp của công ty vì những lý do không đáng có.

6. Bạn ít quan hệ với các đồng nghiệp, tự cô lập mình trong văn phòng và tránh những cơ hội giao tiếp với mọi người xung quanh.

7. Bạn sử dụng hết các ngày nghỉ phép của mình trong năm, thậm chí còn nghỉ nhiều hơn số ngày phép của mình

8. Bạn không ngừng trì hoãn công việc, những kế hoạch của mình – hết ngày này sang ngày khác. Và bạn cảm thấy rất khó chịu mỗi khi ngồi vào bàn làm việc của mình.

9. Bạn ghen tỵ với những thành công của công ty cũng như của các đồng nghiệp khác.

10. Bạn không có mục tiêu nào liên quan đến công việc hiện tại, và hiệu quả công việc của bạn hiện tại đang “đi” xuống một cách đáng báo động.

Bài viết cùng chuyên mục
Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ năng

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp

Trong thời đại toàn cầu hóa, tiếng Anh không chỉ là ngôn...

Kỹ năng

Mặt mũi nào chưa đánh đã thua, phải không? Điều đáng nhớ ngày đầu sự nghiệp

Những ngày nóng nhất Sài Gòn này, con người ai cũng vội...

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên
Kỹ năng

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên

Supervisor là gì? Các Supervisor thường làm việc trong nhiều lĩnh vực...

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc
Kỹ năng

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc

Deadline là gì? Deadline có thể là một ngày, một giờ cụ...

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm
Kỹ năng

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm

Trách nhiệm là gì? Trách nhiệm sẽ luôn là một gánh nặng...

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế
Kỹ năng

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế

Elearning là gì? Hiện nay, trải nghiệm học tập điện tử đã...

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính
Kỹ năng

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính

Thặng dư thương mại là gì? Ví dụ: Nếu Việt Nam xuất...

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Kỹ năng

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình 5 Forces là gì? Bằng cách phân tích các yếu...