Trang chủ Phật giáo Phật học Bạn có ảo mộng năng lực của mình như Đức Mục Kiền Liên?
Phật học

Bạn có ảo mộng năng lực của mình như Đức Mục Kiền Liên?

Chia sẻ
Bạn có ảo mộng năng lực của mình như Đức Mục Kiền Liên?
Chia sẻ

Người xưa thường hay luận đàm:

“Mộc dục tịnh nhi phong bất đình

Tử dục dưỡng nhi thân bất tại”

Có thể tạm hiểu rằng cây muốn lặng mà gió chẳng muốn dừng, con muốn báo hiếu mà cha mẹ lại chẳng còn. Tại các nước Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, vòng tay gia đình vốn dĩ đã là truyền thống từ nghìn năm để lại, và khi phật giáo truyền đạo từ khoảng trước đời nhà Lý đến nay, có mấy ai (kể cả những người ngoại đạo) mà không từng nghe nói hay biết đến Vu lan.

 Vu-lan là từ viết tắt của Vu-lan-bồn (盂蘭盆), cũng được gọi là Ô-lam-bà-noa, là cách phiên âm Phạn ngữ của từ ullambana nghĩa là “treo ngược lên”. Các nhà sư Trung Quốc cũng dùng từ Đảo huyền (treo ngược lên) để dịch nghĩa cho từ Vu-lan theo ý niệm của Kinh Vu-lan-bồn, đề cập đến sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng tại Địa ngục.

Tên gọi Vu lan trong tiếng Việt thường gắn liền với điển tích về một trong những đệ tử của Thích Ca là ông Mục Kiền Liên và mẹ là bà Thanh Đề. Vì sự bùng cháy của ngọn lửa sân si trong lòng đã làm cho bà Thanh Đề gieo nên nghiệp báo, khi qua đời phải chịu cảnh đau khổ đoạ đày. Mục Kiền Liên vì xót thương thân mẫu nên muốn cứu bà, đến cầu Đức Phật chỉ cho ông cách để đưa mẹ ra khỏi địa ngục tối tăm mà hưởng sự an vui giải thoát. Kinh Vu-lan-bồn ra đời như là lời khấn nguyện tha thiết từ những người con muốn giúp cha mẹ thân sinh được hưởng sự an lạc trong cảnh giác ngộ (giải thoát).

Truyền thuyết đó hằng năm vẫn được nhắc lại nhân dịp tháng 7 âm lịch, gợi cho mọi người nhớ về sự tri ân hiếu thuận như là một bài học không được phép lãng quên trong cuộc đời. Tháng 7 về, chúng ta lại cảm nhận được không khí người người nô nức đến chùa để cầu nguyện, để cài lên áo đóa hồng, để chay lạc thanh tịnh…

Tháng 7 về, chúng ta lại được nghe nhiều câu hỏi, đã cúng chưa, đã về thăm cha mẹ chưa, đã mua gì về nhà chưa…

Tháng 7 về, chúng ta lại được thấy hình ảnh những nụ cười hồn nhiên vô tư của con trẻ trong vòng tay cha mẹ bên màu hoa hồng đỏ nhiều hạnh phúc, nhưng cũng lại được thấy những giọt nước mắt mồ côi cô đơn trên má bên màu hoa hồng trắng đầy lạnh lẽo…

Hiếu tất nhiên là một ngôn từ rất đơn giản, rất dễ hiểu, rất dễ để bước vào lòng người, nhưng để hiếu đúng như cái nghĩa vốn có của nó chẳng phải là chuyện đơn giản, dễ làm. Bởi mỗi chúng ta chính là một phần máu thịt của cha mẹ, nên cách nghĩ cách sống của chúng ta trong đời này cũng phản ánh một phần về cha mẹ. Do vậy, sống tốt sống đẹp chính là đạo hiếu viên mãn nhất mà chúng ta có thể làm để dâng lên cha mẹ, giúp cha mẹ nhận được sự an lạc trọn vẹn ở chốn nhân sinh.

Thật thú vị rằng, thông qua con cái, vạn vật đều sẽ nhanh chóng hình dung về cha mẹ. Đó là tấm gương phản ánh chân thật nhất giữa tất cả những lớp áo phù phiếm giả tạo bên ngoài. Khi chúng ta làm một việc xấu, cũng chẳng khác nào là cha mẹ chúng ta đang làm và ngược lại.

Tháng 7 rồi, về nhà thôi, đừng chấp vào những thứ hư ảo ngu ngốc của cõi đời này nữa, hãy ngồi kể cho cha mẹ nghe một vài câu chuyện an yên, và hãy giúp cha mẹ thoát khỏi những trói buộc trên hành trình đến bến bờ giác ngộ. Khi cha mẹ không còn hiện diện trong đời, một chút khói nhang nguội lạnh, một ít mâm cỗ ê hề, một vài lời kinh tiếng mõ ê a cũng chỉ là điều vô nghĩa. Bởi chỉ khi còn thân xác làm người thì mới có thể ngửi được nhang thơm, ăn được món ngon, hiểu được điều hay từ kinh kệ. Nếu cha mẹ đã mất đi rồi, chúng ta mới nghĩ đến giải đảo huyền hướng về cho cha mẹ, mới ra sức treo ngược lên những đau khổ bi ai chấp niệm của đời người, há chẳng phải là bạn đang ảo mộng rằng bản thân mình có năng lực to lớn như Đức Mục Kiền Liên thuở xưa sao?

____

(*) Giảng viên Trường Đại học Y Dược TP.HCM

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...