Trang chủ Phật giáo Kinh phật Bài kinh: Phật dạy chứa của báu nhiều không bằng thấy đạo
Kinh phật

Bài kinh: Phật dạy chứa của báu nhiều không bằng thấy đạo

Chia sẻ
Bài kinh: Phật dạy chứa của báu nhiều không bằng thấy đạo
Chia sẻ

Người nào đến xin được phép lấy một nắm thất bảo. Vua bố thí như vậy suốt mấy ngày mà số châu báu không giảm. (1 chuông)

Đức Phật biết vị vua này được phước duyên đời trước có thể hóa độ. Ngài liền hóa thành một vị Phạm Chí đến nước đó. Vua thấy Phạm Chí đến liền ra đón tiếp. Sau khi chào hỏi xong, vua bèn đứng dậy nói:

Ngài có yêu cầu điều gì xin cứ nói ra, chớ có nghi nan.

Phạm Chí thưa:

– Tôi từ xa đến, muốn xin châu báu để xây cất nhà cửa.

Vua đáp:

– Tốt lắm, ông hãy tự bốc lấy một nắm châu báu rồi đi.

Phạm Chí liền bốc lấy một nắm. Ông đi bảy bước rồi quay trở lại trả về chỗ cũ.

Vua hỏi:

– Sao ông không lấy?

Phạm Chí đáp:

– Bao nhiêu đây chỉ đủ xây nhà cửa thôi, nếu dùng để cưới vợ thì lại không đủ. Cho nên tôi không lấy.

Vua nói:

– Vậy ông hãy lấy ba nắm châu báu.

Phạm Chí liền y lời lấy ba nắm. Song ông đi cũng chỉ bảy bước, rồi quay lại trả. (1 chuông)

Vua hỏi:

– Vì sao ông trả lại?

Phạm Chí đáp:

– Bao nhiêu đây chỉ đủ xây nhà, cưới vợ, song còn ruộng đất, nô tỳ, trâu ngựa thì không đủ để sắm. Vì vậy nên tôi không lấy.

Vua bảo:

– Vậy ông hãy lấy bảy nắm châu báu.

Phạm Chí lấy bảy nắm châu báu ra đi. Song cũng chỉ bảy bước, rồi trở lại trả.

Vua hỏi:

– Sao lại như vậy?

Phạm Chí đáp:

– Nếu có con trai con gái, phải dựng vợ, gả chồng cho nó, chi phí mọi chuyện tính ra số châu báu không đủ chi dùng, cho nên không lấy.

Vua bảo:

– Vậy ông lấy hết số châu báu này để chi dụng cho những việc trên.

Phạm Chí nhận lấy rồi lại đem bỏ đi. Vua vô cùng ngạc nhiên, hỏi ông tại sao. Phạm Chí thưa:

– Xưa nay, kẻ ăn xin là để kiếm sống. Song xét kỹ ra, mạng người ở đời nào có bao lâu, vạn vật vô thường sớm còn tối mất. Nhân duyên càng nặng, ngày khổ lụy càng dài, của cải chứa đầy như núi không ích chi cho mình. Tham dục mưu đồ danh lợi uổng tự chuốc lấy khổ đau. Sao bằng dứt tâm tham cầu, học đạo vô vi. Tôi vì nghĩ suy như vậy cho nên không lấy.

Vua nghe được những lời này, tâm ý bỗng nhiên khai ngộ, nguyện vâng theo lời dạy sáng suốt này. (1 chuông)

Lúc ấy, Phạm Chí hiện lại thân Phật, quang minh rực rỡ bay vọt lên trụ giữa hư không vì vua nói kệ:

Thế gian đầy trân bảo

Chất đến tận trời cao

Vẫn không bằng thấy đạo

Giàu sang sánh được nào!

Bất thiện tưởng là thiện

Ái ngỡ như không ái

Lại lấy khổ làm vui

Chỗ kẻ ngu bị hại.

Bấy giờ, Quốc vương thấy hào quang Phật chiếu khắp đất trời, lại nghe bài kệ này nên vô cùng hoan hỉ. Vua và quần thần liền thọ Ngũ giới, đắc quả Tu-đà-hoàn. (3 chuông)

Bài viết cùng chuyên mục
Kinh trừ rắn độc
Kinh phật

Kinh trừ rắn độc

Tu tập ở núi rừng, hang động, những nơi thâm sơn cùng...

Kinh lòng ham muốn dẫn đến đau khổ
Kinh phật

Kinh lòng ham muốn dẫn đến đau khổ

Kinh lòng ham muốn dẫn đến đau khổ (Hán ngữ: Sở dục chí...

Kinh tụng hằng ngày: Kinh giáo hoá người bệnh
Kinh phật

Kinh tụng hằng ngày: Kinh giáo hoá người bệnh

Một hôm trưởng giả Cấp Cô Độc bị bệnh nặng, tôn giả...

Kinh Kim Cang bản dịch tiếng Việt, dễ hiểu với đại chúng Phật tử
Kinh phật

Kinh Kim Cang bản dịch tiếng Việt, dễ hiểu với đại chúng Phật tử

Bạn nên đọc thêm: – Về xuất xứ, ý nghĩa của Kinh...

Nội dung kinh Bát Phật Danh Hiệu
Kinh phật

Nội dung kinh Bát Phật Danh Hiệu

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn vì vô lượng vô số trăm...

Kinh trung đạo nhân duyên
Kinh phật

Kinh trung đạo nhân duyên

Sau khi đảnh lễ dưới chân Bụt, đại đức lui về một...

Đức Phật thuyết Kinh Pháp Diệt Tận
Kinh phật

Đức Phật thuyết Kinh Pháp Diệt Tận

Như thật tôi nghe, một thời Đức Phật ở thành Câu-thi-na. Như...

Nội dung và khái quát Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
Kinh phật

Nội dung và khái quát Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

“Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật...