Trang chủ Phật giáo Phật học An lạc giữa những lời thị phi
Phật học

An lạc giữa những lời thị phi

Chia sẻ
An lạc giữa những lời thị phi
Chia sẻ

1. Nghe như là ăn.

Khi ăn, chúng ta chọn ăn những thức ăn tinh sạch, bổ dưỡng, có lợi cho sức khoẻ, cân bằng được thân thể ; thức ăn, bị thiu, bị thối, bị dơ bẩn ta không ăn. Bởi vì ta biết ăn không tinh sạch sẽ gây ra bịnh tật. Cũng như vậy, khi nghe chúng ta “chỉ nghe” những lời hay, lời tốt, lời đẹp, lời thiện, đem lại niềm vui, hạnh phúc thật sự, làm tăng trưởng trí tuệ, phẩm chất đạo đức cho bản thân và mọi người; “không nghe” những lời chửi bới, mắng nhiếc, trù ẻo, đâm thọc, gây ra buồn phiền, hờn giận, đau khổ, tan vỡ, chia lìa cho mình và người.

Bất kỳ âm thanh, lời nói trong phạm vi nghe được đều lọt tai của ta, nói “chỉ nghe” là nói ta giữ lại trong tâm, nói “không nghe” là ta không đem vào và giữ lại trong tâm. Những thứ tâm ta không lưu giữ thì nó sẽ không có chỗ tồn tại và phát triển được.

Hơn nữa, khi chúng ta “chỉ nghe” những lời hay, lời đẹp, lời thiện thì chúng ta cũng tập “chỉ nói” những điều hay, điều đẹp, điều thiện mang lại an vui hạnh phúc cho mình và người khác; tuyệt đối “không nói” những lời thô ác gây tổn hại cho chúng sinh, gây đau khổ cho mọi người.

Cách đối diện với thị phi trong cuộc sống

2. Nghe như nhận quà.

Trong chương bảy, kinh Tứ thập nhị chương, có người dòng Bà la môn cố ý đến mắng chửi Phật, Phật lặng thinh không đáp, chờ người kia mắng chửi xong, Phật hỏi: “Ông đem lễ vật đến tặng cho người khác, người đó không nhận, lễ vật ấy có về lại ông không?” Người Bà la môn đáp: “về lại tôi” Phật bảo: “Nay ông mắng chửi ta, ta không nhận, ông tự đem hoạ về thân ông như vang theo tiếng, bóng theo hình, không thể tránh được. Hãy cẩn thận, chớ làm điều ác.” Ta nghe những lời mắng nhiếc, chửi bới, trù ẻo…của người khác mà ta “không nhận” thì những người đó phải tự mang về cho bản thân họ.

3. Thấu rõ âm thanh vốn không thật có.

Bản thân của những âm thanh phát ra từ miệng người khác, dù mang nội dung nói xấu, chửi mắng, thô ác, trù ẻo…vốn không có thật, vốn không có chỗ tồn tại và can hệ đến ta. Sở dĩ ta đau khổ vì ta si mê, chấp những lời chỉ trích, chê bai, mắng chửi thô ác…là thật có, rồi đem những lời đó vào tâm mình, tự mình nuôi dưỡng, tạo điều kiện cho nó sống và phát triển trong tâm mình, làm ta khổ đau.

Khi ta thấu rõ thật tướng của âm thanh thì ta dứt được cái nhân đau khổ, sân hận phát sinh từ cái nghe. Tức là mỗi khi nó xuất hiện, ta tỉnh thức biết rõ nó, quán chiếu sâu vào bản chất không thật của nó, thì nó sẽ không còn tồn tại trong tâm ta nữa. 

Bài viết cùng chuyên mục
Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...

Nụ cười bất diệt
Phật học

Nụ cười bất diệt

Tại sao bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại Lộc...

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp
Phật học

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp

Xác định mục tiêu Đạo Phật nhấn mạnh việc thấu hiểu mục...

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo
Phật học

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo

Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học...

Kỳ quan nhân gian
Phật học

Kỳ quan nhân gian

Cảnh tượng hy hữu Hình ảnh hiếm thấy Quang cảnh uy hùng...

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu
Phật học

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu

Kết quả cao nhất là làm Phật trong hiện đời thì tôi...