Trang chủ Phật giáo Phật học Ăn chay trường chính là bố thí vô úy
Phật học

Ăn chay trường chính là bố thí vô úy

Chia sẻ
Ăn chay trường chính là bố thí vô úy
Chia sẻ

Tôi hoàn toàn là người không có phước báu, lúc thời còn trẻ thì khổ vô cùng. Gặp được Phật pháp, lão sư dạy tôi tu phước tu huệ. Tu như thế nào? Lão sư nói với tôi, thật ra đây là lời Phật đã nói trong Kinh là tu bố thí, bố thí tài thì được giàu có, bố thí pháp thì được thông minh trí huệ, bố thí vô úy thì được khỏe mạnh sống lâu. Hai kiểu bố thí trước thì dễ hiểu, sau khi tôi học Phật thì y giáo phụng hành, là do Chương Gia Đại Sư dạy cho tôi.

Cách tu bố thí vô úy như thế nào? Ăn chay trường chính là bố thí vô úy, vĩnh viễn không sát sanh, không làm tổn thương chúng sanh, đây là bố thí vô úy. Biết được bản thân mình trước khi học Phật nghiệp sát rất nặng, khi tôi còn trẻ rất thích săn bắn, giết chúng sanh rất nhiều, cho nên tôi biết được cái tội này rất là nặng.

Thực đơn ăn chay trường đủ chất mà Phật tử nên biết

Sau khi học Phật tôi không những lập tức liền ăn chay, mà còn thường xuyên tham gia phóng sanh. Những pháp hội ở các ngôi chùa đều có phóng sanh, tuy là tôi không có khả năng nhưng cũng đóng góp một, hai đồng, tôi hết lòng phóng sanh. Đây là bố thí vô úy. Về sau này, hoàn cảnh cuộc sống dần dần khá hơn một chút, sau khi xuất gia được cúng dường nhiều một chút, tôi liền đem tiền này đi giúp đỡ thuốc men, đóng góp tiền thuốc cho bệnh viện. Tôi nói với bệnh viện, nếu có những người bệnh nghèo khổ không có tiền mua thuốc, số tiền này đóng góp cho bệnh viện để chuyên dùng giúp đỡ họ. Đây cũng thuộc về bố thí vô úy.

Trong cuộc đời của tôi, chỉ dùng tiền cho ba mục đích, tôi không dùng tiền cho những mục đích khác. Cuộc sống bản thân cũng rất đơn giản, rất tiết kiệm, ba – bốn mươi năm tôi không dùng đến tiền, cho nên tâm được thanh tịnh, tiền đối với tôi chẳng có một chút tác dụng nào. Ở chỗ này nói như niềm vui của Tỳ kheo lậu tận, tôi đạt được chút ít, trong tâm tôi không có lo âu, không có vướng bận, không có quan niệm về tiền tài, cái ý niệm tài – sắc – danh – thực – thùy dần dần trở nên phai nhạt dần, trong tâm không còn vướng bận, không còn lo âu, không còn được mất.

Người ta hỏi tại sao tôi không già? Như vậy sẽ không già. Các bạn tại sao lại già? Vì mỗi ngày đều lo âu. “Lo âu khiến cho người ta già”, đây là lời của người xưa nói. Bạn có lo âu, bạn có vướng bận, bạn có phiền não, cho nên bạn bị già rất nhanh. Tất cả những thứ này tôi đều buông xuống, hết thảy tất cả đều không cần, hết thảy những thứ cần dùng thì có liên tục không ngừng.

Bài viết cùng chuyên mục
Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...

Nụ cười bất diệt
Phật học

Nụ cười bất diệt

Tại sao bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại Lộc...

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp
Phật học

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp

Xác định mục tiêu Đạo Phật nhấn mạnh việc thấu hiểu mục...

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo
Phật học

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo

Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học...

Kỳ quan nhân gian
Phật học

Kỳ quan nhân gian

Cảnh tượng hy hữu Hình ảnh hiếm thấy Quang cảnh uy hùng...

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu
Phật học

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu

Kết quả cao nhất là làm Phật trong hiện đời thì tôi...