Trang chủ Kiến Thức Quản Trị VAI TRÒ NGÀY NAY CỦA GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH (CFO)
Quản Trị

VAI TRÒ NGÀY NAY CỦA GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH (CFO)

Chia sẻ
VAI TRÒ NGÀY NAY CỦA GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH (CFO)
Chia sẻ

Vai trò của Giám đốc Tài chính (CFO) đã thay đổi trong hơn 20 năm qua. Ban đầu, vai trò của CFO xoay quanh việc tạo ra và phân tích các báo cáo tài chính. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển của công nghệ đã dần tin học hóa của chức năng của kế toán giúp Giám đốc Tài chính tập trung nhiều hơn vào vai trò và trách nhiệm của mình. Cụ thể hơn là tập trung vào 04 vai trò riêng biệt sau:

CFO là nhà cố vấn chiến lược

Vai trò đầu tiên của CFO là làm một nhà chiến lược cho Giám đốc điều hành (CEO). Theo “định nghĩa truyền thống” về thành công của một CFO chính là khả năng báo cáo số liệu, quản lý chức năng tài chính và phản ứng lại với các dữ kiện khi họ giải quyết vấn đề. Thế nhưng, môi trường kinh doanh đầy biến động ngày nay thì việc tạo ra các báo cáo tài chính và thông tin thôi thì không đủ.

CFO trong thế kỷ 21 phải có khả năng bao quát tốt. Họ phải có khả năng áp dụng các kỹ năng tư duy phân tích, cùng với sự nhạy bén về tài chính, với các mục tiêu dài hạn của tổ chức.

CFO là một nhà lãnh đạo

Vai trò thứ hai của CFO gắn liền với vai trò đầu tiên; đó là một trong những nhà lãnh đạo thực hiện các chiến lược của công ty. Đã qua thời kỳ CFO chỉ biết ngồi tại chỗ và phân tích đóng góp của người khác. Giám đốc Tài chính (CFO) ngày nay phải đảm nhận quyền sở hữu các kết quả tài chính của tổ chức và đội ngũ quản lý cấp cao.

Giám đốc tài chính của ngày hôm nay phải chịu trách nhiệm cung cấp giải pháp lãnh đạo cho các thành viên của nhóm quản lý cấp cao, bao gồm cả Giám đốc điều hành. Vai trò của CFO đôi khi buộc họ phải thực hiện những cuộc gọi khó khăn mà những người khác trong tổ chức không hoặc không thể thực hiện được. Thỉnh thoảng, điều này có thể có nghĩa là sự khác biệt giữa thành công và thất bại.

CFO làm Trưởng nhóm

Vai trò thứ ba của CFO là của một người lãnh đạo nhóm cho các nhân viên khác trong và ngoài chức năng tài chính. Không chỉ đơn giản là người hướng dẫn nhóm của mình, họ cũng có trách nhiệm với những kết quả của các thành viên trong nhóm.

Một Trưởng nhóm hiệu quả sẽ tạo ra những kết quả tốt hơn bằng cách tìm ra thế mạnh của các thành viên trong nhóm và đạt được mức độ cao hơn so với các cá nhân có thể đạt được. Vai trò của CFO là tập hợp nhiều nhóm cá nhân tài năng để đạt được thành tích tài chính cao cho tập thể.

CFO là nhà ngoại giao

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, vai trò của CFO chính là đóng vai trò một nhà ngoại giao. Những người bên ngoài sẽ nhìn vào nhóm quản lý cấp cao trong 1 công ty để đánh giá các động lực và sự tự tin trong khả năng của công ty này để quyết định hợp tác hay không. Trong hầu hết mọi trường hợp, CFO chính là “bộ mặt” quyết định về khả năng tài chính của công ty.

Thế nên, vai trò của Giám đốc Tài chính trở thành vai trò của sự bền vững của công ty đối với khách hàng, nhà cung cấp và ngân hàng. Thông thường các đối tác này xem xét CFO về tính trung thực và tính khả thi về nguồn tài chính của công ty mà CFO đang quản trị.

VAI TRÒ NGÀY NAY CỦA CFO

Với tốc độ phát triển như hiện nay, vai trò của Giám đốc Tài chính đã thật sự đặc biệt hơn. Do đó, để trở thành một giám đốc tài chính thành công trong tương lai, bên cạnh các kỹ năng tài chính chuyên biệt, bạn phải là một giám đốc nhiều chức năng và đa đạng hơn.

Theo Strategiccfo.com

Bài viết cùng chuyên mục
Workflow Automation là gì? Lợi ích của Workflow Automation
Quản Trị

Workflow Automation là gì? Lợi ích của Workflow Automation

Workflow Automation (Tự động hóa quy trình làm việc) là quá trình...

Personalization là gì? Xu hướng “cá nhân hóa” trong kỷ nguyên AI
Quản Trị

Personalization là gì? Xu hướng “cá nhân hóa” trong kỷ nguyên AI

Personalization là gì? Personalization thường dựa trên việc thu thập và phân...

9+ Cách đột phá bản thân trong công việc và cuộc sống
Quản Trị

9+ Cách đột phá bản thân trong công việc và cuộc sống

Xác định mục tiêu rõ ràng SMART là phương pháp xây dựng...

17 Mục tiêu phát triển bền vững (17 SDGs) của Liên Hợp Quốc
Quản Trị

17 Mục tiêu phát triển bền vững (17 SDGs) của Liên Hợp Quốc

Mục tiêu 1: Xóa nghèo – No Poverty Xóa nghèo là mục...

Storytelling là gì? Nguyên tắc áp dụng nghệ thuật kể chuyện
Quản Trị

Storytelling là gì? Nguyên tắc áp dụng nghệ thuật kể chuyện

Storytelling là gì? Trong Marketing, Storytelling ngày càng được áp dụng rộng...

Top 9+ Xu hướng Marketing sẽ thống trị mạnh mẽ năm 2025
Quản Trị

Top 9+ Xu hướng Marketing sẽ thống trị mạnh mẽ năm 2025

1. Trí tuệ nhân tạo và máy học Chỉ riêng ChatGPT đã...

Lợi nhuận sau thuế là gì? Công thức & cách tính LNST
Quản Trị

Lợi nhuận sau thuế là gì? Công thức & cách tính LNST

Lợi nhuận sau thuế là gì? Lợi nhuận sau thuế là khoản...

Kiểm soát nội bộ là gì? Mục tiêu, vai trò và hiệu quả hệ thống
Quản Trị

Kiểm soát nội bộ là gì? Mục tiêu, vai trò và hiệu quả hệ thống

Kiểm soát nội bộ là gì? Có thể hiểu, kiểm soát nội...