Trang chủ Kiến Thức Pháp Luật Đặc điểm của hợp đồng lao động là gì? Các đặc trưng của hợp đồng lao động?
Pháp Luật

Đặc điểm của hợp đồng lao động là gì? Các đặc trưng của hợp đồng lao động?

Chia sẻ
Đặc điểm của hợp đồng lao động là gì? Các đặc trưng của hợp đồng lao động?
Chia sẻ

Hợp đồng lao động có những điều khoản pháp lý dựa trên sự thống nhất ý chí của người sử dụng lao động và người lao động, ràng buộc các bên phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ. Cùng bài viết dưới đây phân tích các đặc trưng, đặc điểm của hợp đồng lao động.

1. Trong hợp đồng lao động có sự phụ thuộc pháp lí của NLĐ với NSDLĐ:

Đây là đặc trưng được coi là tiêu biểu nhất của hợp đồng lao động mà các hệ thống pháp luật khác nhau nên thừa nhận. Khi tham gia quan hệ hợp đồng lao động, mỗi người lao động thực hiện các nghĩa vụ có tính cá nhân, đơn lẻ nhưng lao động ở đây là lao động mang tính xã hội hóa, vì thế hiệu quả cuối cùng lại phụ thuộc vào sự phối hợp của cả tập thể, của tất cả các quan hệ lao động. Vì vậy, cần thiết phải có sự thống nhất, liên kết, điều phối bằng các yêu cầu, đòi hỏi, rằng buộc, mệnh lệnh… của chủ sở hữu doanh nghiệp.

2. Đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm có trả công:

Mặc dù hợp đồng lao động là một loại quan hệ mua bán đặc biệt. Một trong những khía cạnh đặc biệt của quan hệ này thể hiện ở chỗ hàng hóa mang trao đổi – sức lao động, luôn tồn tại gắn liền với cơ thể người lao động. Do đó, khi người sử dụng lao động mua hàng hóa sức lao động thì cái mà họ được sở hữu đó là một quá trình lao động biểu thị thông qua thời gian làm việc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thái độ, ý thức…. của người lao động và để thực hiện được những yêu cầu nói trên, người lao động phải cung ứng sức lao động từ thể lực và trí lực của chính mình biểu thị qua những thời gian đã được xác định :ngày làm việc, tuần làm việc…. Như vậy, lao động được mua bán trên thị trường không phải là lao động trừu tượng mà là lao động cụ thể, lao động thể hiện thành việc làm.

Việc xác định đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm có trả công, không chỉ có ý nghĩa trong việc đưa ra một trong những căn cứ để phân biệt hợp đồng lao động với những hợp đồng khác có nội dung tương tự mà còn có ý nghĩa với chính quan hệ hợp đồng lao động, chẳng hạn ở khía cạnh xác định chủ thể trong quan hệ lao động.

3. Hợp đồng lao động do đích danh người lao động thực hiện:

Đặc trưng này xuất phát từ bản chất của quan hệ hợp đồng lao động. Hơp đồng lao động thường được thực hiện trong môi trường xã hội hóa, có tính chuyên môn hóa và hợp tác hóa rất cao, vì vậy, khi người sử dụng lao động thuê người lao động người ta không chỉ quan tâm tới đạo đức, ý thức, phẩm chất … . Do đó, người lao động phải trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết, không được chuyển dịch vụ cho người thứ ba.

4. Trong HĐLĐ có sự thỏa thuận của các bên thường bị khống chế bới những giới hạn pháp lý nhất định:

Đặc trưng này của hợp đồng lao động xuất phát từ nhu cầu cần bảo vệ, duy trì và phát triển sức lao động trong điều kiện nền kinh tế thị trường không chỉ với tư cách là các quyền cơ bản của công dân mà còn có ý nghĩa xã hội đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Mặt khác, hợp đồng lao động có quan hệ tới nhân cách của người lao động, do đó quá trình thỏa thuận, thực hiện hợp đồng lao động không thể tách rời với việc bảo vệ và tôn trọng của nhân cách người lao động.

5. Hợp đồng lao động được thực hiện liên tục trong thời gian nhất định hay vô định:

Thời hạn của hợp đồng có thể được xác định rõ từ ngày có hiệu lực tới một thời điểm nào đó, xem cũng có thể không xác định trước thời hạn kết thúc. Ở đây, các bên – đặc biệt là người lao động không có quyền lựa chọn hay làm việc theo ý chí chủ quan của mình mà công việc phải được thi hành tuần tự theo thời gian đã được người sử dụng lao động xác định : ngày làm việc, tuần làm việc.

Bài viết cùng chuyên mục
Phụ cấp khu vực là gì? Điều kiện và mức hưởng mới nhất?
Pháp Luật

Phụ cấp khu vực là gì? Điều kiện và mức hưởng mới nhất?

Bên cạnh mức lương cơ bản theo chức danh nghề nghiệp thì...

Thời hạn báo giảm lao động nghỉ thai sản mới nhất năm 2023
Pháp Luật

Thời hạn báo giảm lao động nghỉ thai sản mới nhất năm 2023

Lao động nghỉ thai sản có đóng bảo hiểm không? Thời hạn...

Cách tính và chi trả tiền lương nghỉ phép năm mới nhất 2023
Pháp Luật

Cách tính và chi trả tiền lương nghỉ phép năm mới nhất 2023

Ngày nghỉ của người lao động được chia ra thành ngày nghỉ...

Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất 2023
Pháp Luật

Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất 2023

Một trong những quy định của bộ luật lao động được người...

Chế độ nghỉ phép năm của cán bộ, công chức, viên chức 2023
Pháp Luật

Chế độ nghỉ phép năm của cán bộ, công chức, viên chức 2023

Khi làm việc lao động sẽ được hưởng chế độ nghỉ hằng...

Mẫu công văn hỏi đáp gửi Chi cục thuế mới nhất năm 2023
Pháp Luật

Mẫu công văn hỏi đáp gửi Chi cục thuế mới nhất năm 2023

Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp sẽ gặp không ít vướng...

Hướng dẫn cách đóng dấu treo, cách đóng dấu giáp lai 2023
Pháp Luật

Hướng dẫn cách đóng dấu treo, cách đóng dấu giáp lai 2023

Hiện nay, để tránh trường hợp các văn bản pháp lý bị...

Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động mới nhất năm 2023
Pháp Luật

Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động mới nhất năm 2023

Lập hồ sơ khai trình lao động chính là một trong những...