Trang chủ Kiến Thức Pháp Luật Tranh chấp lao động có bắt buộc phải hòa giải không?
Pháp Luật

Tranh chấp lao động có bắt buộc phải hòa giải không?

Chia sẻ
Tranh chấp lao động có bắt buộc phải hòa giải không?
Chia sẻ

Hòa giải viên lao động là một trong các bước để giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật lao động. Vậy tranh chấp lao động có bắt buộc phải hòa giải không?

1. Tranh chấp lao động có bắt buộc phải hòa giải không?

Tranh chấp lao động được hiểu là tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động hay các tranh chấp trong mối quan hệ giữa các tổ chức đại diện người lao động; các tranh chấp phát sinh từ những quan hệ có liên quan trực tiếp đến các quan hệ lao động. Căn cứ khoản 1 Điều 179 Bộ luật lao động 2019 quy định tranh chấp lao động sẽ gồm:

– Tranh chấp lao động cá nhân: Đây là dạng tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 

– Tranh chấp lao động tập thể: Đây là dạng tranh chấp liên quan đến quyền lợi trong quan hệ giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

Thứ nhất, đối với tranh chấp lao động cá nhân:

Căn cứ Điều 188 Bộ luật lao động năm 2019 quy định, các tranh chấp lao động cá nhân trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết phải tiến hành thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động. 

Tuy nhiên, ngoại trừ các trường hợp sau sẽ không bắt buộc phải hòa giải:

– Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động. 

– Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. 

– Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động. 

– Các tranh chấp liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, pháp luật về bảo hiểm y tế, pháp luật về việc làm,… 

– Tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 

– Tranh chấp giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Thứ hai, đối với tranh chấp lao động tập thể:

Tranh chấp lao động tập thể bao gồm tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 191 và khoản 2 Điều 195 Bộ luật lao động 2019, cả tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc tranh chấp lao động tập thể về lợi ích trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc Tòa án giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công thì phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải.

Như vậy, dựa vào các quy định trên thì thấy tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể sẽ thực hiện hòa giải theo quy định như trên.

2. Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân:

Khi phát sinh các tranh chấp lao động cá nhân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm: 

– Hội đồng trọng tài lao động. 

– Hòa giải viên lao động. 

– Tòa án nhân dân.

* Quy trình giải quyết hòa giải tranh chấp lao động thông qua hòa giải viên lao động: 

Khi nhận được yêu cầu thực hiện hòa giải tranh chấp lao động, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải trong thời gian là 05 ngày làm việc. 

Thành phần tham dự cuộc họp hòa giải phải có mặt của các bên tranh chấp. Lưu ý các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia. 

Trong phiên hòa giải, trách nhiệm của hòa giải viên phải thực hiện hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.

Phiên hòa giải sẽ có các kết quả như sau: 

+ Hòa giải thành: hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Nội dung của biên bản bắt buộc phải có đầy đủ chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động. 

+ Hòa giải không thành: hòa giải viên lao động phải đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. 

Nếu như phương án đó được các bên chấp thuận thì lập biên bản hòa giải thành. 

Nếu như phương án đó các bên không chấp nhận thì sẽ là hòa giải không thành. Hòa giải viên sẽ có trách nhiệm lập biên bản hòa giải không thành và có đầy đủ chữ ký của các bên. 

Khi một trong các bên bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập cũng sẽ lập biên bản hòa giải không thành. 

3. Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể:

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền cũng như hòa giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích cũng tương tự như quy trình hòa giải tranh chấp lao động cá nhân:

Khi nhận được yêu cầu thực hiện hòa giải tranh chấp lao động, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải trong thời gian là 05 ngày làm việc. 

Thành phần tham dự cuộc họp hòa giải phải có mặt của các bên tranh chấp. Lưu ý các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia. 

Trong phiên hòa giải, trách nhiệm của hòa giải viên phải thực hiện hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.

Phiên hòa giải sẽ có các kết quả như sau: 

+ Hòa giải thành: hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Nội dung của biên bản bắt buộc phải có đầy đủ chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động. 

+ Hòa giải không thành: hòa giải viên lao động phải đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. 

Nếu như phương án đó được các bên chấp thuận thì lập biên bản hòa giải thành. 

Nếu như phương án đó các bên không chấp nhận thì sẽ là hòa giải không thành. Hòa giải viên sẽ có trách nhiệm lập biên bản hòa giải không thành và có đầy đủ chữ ký của các bên. 

Khi một trong các bên bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập cũng sẽ lập biên bản hòa giải không thành. 

4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết hòa giải tranh chấp lao động như thế nào?

* Đối với tranh chấp lao động cá nhân:

Căn cứ Điều 190 Bộ luật lao động năm 2019 quy định thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp hòa giải lao động cá nhân như sau: 

– Đối với trường hợp yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân: 06 tháng, tính  từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Lưu ý: khoảng thời gian gặp phải sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn sẽ không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân nếu như có căn cứ, cơ sở chứng minh. 

* Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền:

– Căn cứ khoản 1 Điều 194 Bộ luật lao động 2019 quy định thời hiệu để yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền: 06 tháng tính từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.

* Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích: không quy định về thời hiệu yêu cầu hòa giải.

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: 

Bộ luật lao động năm 2019. 

Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Bài viết cùng chuyên mục
Thời hạn báo giảm lao động nghỉ thai sản mới nhất năm 2023
Pháp Luật

Thời hạn báo giảm lao động nghỉ thai sản mới nhất năm 2023

Lao động nghỉ thai sản có đóng bảo hiểm không? Thời hạn...

Phụ cấp khu vực là gì? Điều kiện và mức hưởng mới nhất?
Pháp Luật

Phụ cấp khu vực là gì? Điều kiện và mức hưởng mới nhất?

Bên cạnh mức lương cơ bản theo chức danh nghề nghiệp thì...

Chế độ nghỉ phép năm của cán bộ, công chức, viên chức 2023
Pháp Luật

Chế độ nghỉ phép năm của cán bộ, công chức, viên chức 2023

Khi làm việc lao động sẽ được hưởng chế độ nghỉ hằng...

Cách tính và chi trả tiền lương nghỉ phép năm mới nhất 2023
Pháp Luật

Cách tính và chi trả tiền lương nghỉ phép năm mới nhất 2023

Ngày nghỉ của người lao động được chia ra thành ngày nghỉ...

Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất 2023
Pháp Luật

Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất 2023

Một trong những quy định của bộ luật lao động được người...

Nghị định 59/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật xây dựng năm 2023
Pháp Luật

Nghị định 59/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật xây dựng năm 2023

Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung thi...

Nghị định 35/2023/NĐ-CP ngày 20/06/2023 của Chính phủ
Pháp Luật

Nghị định 35/2023/NĐ-CP ngày 20/06/2023 của Chính phủ

Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các...

Quy định về bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng 2023
Pháp Luật

Quy định về bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng 2023

Sau quá trình đấu thầu, nhà thầu sau khi trúng thầu sẽ...