Trang chủ Kiến Thức Pháp Luật Mẫu giấy đề nghị ghi nhận nợ nước ngoài
Pháp Luật

Mẫu giấy đề nghị ghi nhận nợ nước ngoài

Chia sẻ
Mẫu giấy đề nghị ghi nhận nợ nước ngoài
Chia sẻ

Nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi có các khoản vay nợ đối với nước ngoài, cần có mẫu giấy đề nghị vay nợ nước ngoài.

1. Giấy đề nghị ghi nhận nợ nước ngoài là gì?

Ngày nay, trong điều kiện nguồn lực trong nước còn hạn chế, vay nợ nước ngoài của các thành phần kinh tế thông qua sử dụng linh hoạt các hình thức huy động vốn đã góp phần đáp ứng nhu cầu đầu tư các công trình công cộng, khuyến khích tiết kiệm trong nước và đẩy nhanh tốc độ luân chuẩn vốn và khơi thông các nguồn lực tiềm tàng của nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, ổn định nền kinh tế vĩ mô. Mẫu giấy đề nghị ghi nhận nợ nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được sử dụng phổ biến trong thực tế.

Việc quản lý hiệu quả vay nợ nước ngoài đã đưa Việt Nam từ một nước nghèo vay nợ nhiều, đã trở thành một nước được các tổ chức quốc tế đánh giá là có mức nợ nước ngoài bền vững, trong tầm kiểm soát và không nằm trong nhóm bị gánh nặng về nợ. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần hoàn thiện khuôn khổ chính sách đáp ứng bối cảnh mới, cũng như cho quản lý nợ trong giai đoạn trung và dài hạn.

Mẫu số C7-16/KB giấy đề nghị ghi nhận nợ nước ngoài là mẫu giấy đề nghị được lập ra để ghi chép về việc ghi nhận nợ nước ngoài. Mẫu giấy đề nghị nêu rõ nội dung ghi nhận nợ, nhà tài trợ, số tiền đề nghị ghi nhận nợ,… Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 77/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước.

2. Mẫu giấy đề nghị ghi nhận nợ nước ngoài:

BỘ TÀI CHÍNH

Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại

Mẫu số C7-16/KB

(TT số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính)

Số: ……………

GIẤY ĐỀ NGHỊ GHI NHẬN NỢ NƯỚC NGOÀI

Ghi … tăng/… giảm khoản vay của NSNN đã được nhận nợ

Ghi … tăng/… giảm khoản vay của dự án đã được nhận nợ

Ghi … tăng/… giảm khoản vay về cho vay lại đã được nhận nợ

Ghi … tăng/… giảm khoản vay về cho vay lại khác đã được nhận nợ

Căn cứ thông báo giải ngân của nhà tài trợ:

Yêu cầu Sở Giao dịch – Kho bạc nhà nước ghi tăng/giảm khoản vay đã được nhận nợ.

NỘI DUNG Tên nhà tài trợ Mã nhà tài trợ Số tiền
Nguyên tệ VNĐ
Tổng cộng

Tổng số tiền ghi bằng chữ theo nguyên tệ: …………….

Tổng số tiền ghi bằng chữ theo VNĐ: ……..

KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Ngày ……. tháng ………. năm..….

Kế toán

Kế toán trưởng

Giám đốc

CỤC QUẢN LÝ NỢ VÀ TÀI CHÍNH ĐỐI NGOẠI

Ngày ……. tháng ………. năm..….

Thẩm kế

Trưởng phòng

Thủ trưởng

3. Hướng dẫn soạn thảo giấy đề nghị ghi nhận nợ nước ngoài:

– Phần mở đầu:

+ Bộ tài chính cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại.

+ Mẫu số C7-16/KB (TT số 77/2017-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ tài chính).

+ Tên biên bản cụ thể là đề nghị ghi nhận nợ nước ngoài.

– Phần nội dung chính của biên bản:

+ Thông tin về khoản vay của ngân sách nhà nước đã được ghi nợ.

+ Căn cứ thông báo giải ngân của nhà tài trợ.

+ Nội dung đề nghị ghi nhận nợ nước ngoài.

+ Thông tin tổng số tiền.

– Phần cuối biên bản:

+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.

+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có) của kế toán, kế toán trưởng, giám đốc kho bạc nhà nước.

+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có) của thẩm kế, trưởng phòng, thủ trưởng cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại.

4. Nguyên tắc vay, trả nợ nước ngoài:

Đối với người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện vay, trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ phù hợp với quy định của pháp luật.

Đối với người cư trú là cá nhân thực hiện vay, trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ theo quy định của Chính phủ. Người cư trú khi thực hiện vay, trả nợ nước ngoài phải tuân thủ các điều kiện vay, trả nợ nước ngoài; thực hiện đăng ký khoản vay, mở và sử dụng tài khoản, rút vốn và chuyển tiền trả nợ, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay theo quy định.

Đối với khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, sau khi Bộ Tài chính ký thư bảo lãnh, ngân hàng nhà nước sẽ thực hiện xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài theo quy định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.

Tổ chức kinh tế thực hiện cho vay ra nước ngoài, trừ việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ trả chậm, bảo lãnh cho người không cư trú khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Ngân hành nhà nước là cơ quan hướng dẫn việc thực hiện mở và sử dụng tài khoản, chuyển vốn ra và thu hồi nợ nước ngoài, đăng ký cho vay, thu hồi nợ nước ngoài và các giao dịch chuyển vốn khác có liên quan đến hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của các tổ chức kinh tế.

Theo Nghị định số 219/2013/NĐ-CP quy định nội dung như sau:

“1. Chính phủ quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả trong khuôn khổ quản lý nợ nước ngoài của quốc gia, bảo đảm an toàn nợ trong giới hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và cân đối vĩ mô của nền kinh tế.

2. Bên đi vay khi thực hiện vay, trả nợ nước ngoài phải tuân thủ các điều kiện vay, trả nợ nước ngoài; thực hiện đăng ký khoản vay, mở và sử dụng tài khoản, rút vốn và chuyển tiền trả nợ, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký khoản vay trong hạn mức vay thương mại nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm.

Các khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp dưới hình thức phát hành trái phiếu quốc tế, phát hành các công cụ nợ khác cho Người không cư trú phải tuân thủ quy định tại Nghị định này, quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu quốc tế, về quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Các khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả dưới hình thức nhập hàng trả chậm phải phù hợp với chính sách quản lý ngoại hối, chính sách thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Bên đi vay tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ký và thực hiện hợp đồng vay nước ngoài tự vay, tự trả. Chính phủ không chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả của các Bên đi vay.

5. Chính sách quản lý vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả phải phối hợp với chính sách quản lý tín dụng trong nước nhằm đảm bảo mục tiêu của chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ.

6. Trường hợp cần thiết, để đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia và duy trì các chỉ tiêu an toàn nợ, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các biện pháp phù hợp để quản lý vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả.”

Như vậy, nguyên tắc Chính phủ quản lý vay nước ngoài tự vay, tự trả trong khuôn khổ quản lý nợ nước ngoài của quốc gia, bảo đảm an toàn nợ trong giới hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và cân đối vĩ mô của nền kinh tế; bên đi vay khi thực hiện vay, trả nợ nước ngoài phải tuân thủ các điều kiện vay, trả nợ nước ngoài; thực hiện đăng ký khoản vay, mở và sử dụng tài khoản, rút vốn và chuyển tiền trả nợ, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký khoản vay trong hạn mức vay thương mại nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm; các khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả dưới hình thức nhập hàng trả chậm phải phù hợp với chính sách quản lý ngoại hối, chính sách thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan; bên đi vay tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ký và thực hiện hợp đồng vay nước ngoài tự vay, tự trả. Chính phủ không chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả của các Bên đi vay.

Các nội dung quản lý Nhà nước về hoạt động vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả bao gồm những nội dung cụ thể sau: Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả; theo dõi các dòng tiền liên quan đến vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả phục vụ việc tổng hợp cán cân thanh toán quốc tế, điều hành chính sách tiền tệ và quản lý ngoại hối; tổng hợp, báo cáo thông tin và thanh tra, kiểm sát, giám sát việc chấp hành pháp luật về vay nước ngoài tự vay, tự trả.

Ngoài ra, nghị định này cũng quy định đối với các trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ có thể quyết định áp dụng các biện pháp phù hợp để quản lý vay, trả nợ nước ngoài tự vay, tự trả để đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia và duy trì các chỉ tiêu an toàn nợ.

5. Một số quy định về hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.

Đới với người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện vay, trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ phù hợp với quy định của pháp luật.

Nếu người cư trú là cá nhân thực hiện vay, trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ theo quy định của Chính phủ.

Người cư trú khi thực hiện vay, trả nợ nước ngoài phải tuân thủ các điều kiện vay, trả nợ nước ngoài; thực hiện đăng ký khoản vay, mở và sử dụng tài khoản, rút vốn và chuyển tiền trả nợ, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay theo quy định.

Căn cứ pháp lý:

Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ;

Các Thông tư của NHNN Việt Nam: Thông tư số 12/2014/TT-NHNN ngày 31/3/2014, Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26/02/2016, Thông tư số 05/2016/TT-NHNN ngày 15/4/2016, Thông tư 05/2017/TT-NHNN ngày 30/06/2017.

Thẩm quyền xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay:

Theo quy định tại Thông tư 03/2016/TT-NHNN ngày 26/02/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp:

Thứ nhất, ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) thực hiện việc xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi đối với các Khoản vay có kim ngạch vay trên 10 (mười) triệu USD (hoặc loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương) và các Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam.

Thứ hai, ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Bên đi vay đặt trụ sở chính thực hiện việc xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi đối với các Khoản vay có kim ngạch vay đến 10 (mười) triệu USD (hoặc loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương).

Khoản vay thuộc đối tượng phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước bao gồm:

Các khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.

Các khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của Khoản vay là trên 01 (một) năm.

Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp Bên đi vay hoàn thành việc trả nợ Khoản vay trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.

Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm: không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư 03/2016/TT-NHNN. Việc mở và sử dụng tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài; chuyển tiền trả nợ Khoản vay nước ngoài và báo cáo tình hình thực hiện Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm thực hiện theo các quy định tại Thông tư 03/2016/TT-NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan.

Về chế độ báo cáo: Định kỳ hàng quý và chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo, doanh nghiệp (Bên đi vay) phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính: báo cáo về tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục 04A và 04B – Thông tư 03/2016/TT-NHNN (nếu doanh nghiệp lựa chọn hình thức truyền thống) hoặc báo cáo trực tuyến qua Trang điện tử (nếu DN lựa chọn hình thức trực tuyến).

Tải văn bản tại đây

Bài viết cùng chuyên mục
Thời hạn báo giảm lao động nghỉ thai sản mới nhất năm 2023
Pháp Luật

Thời hạn báo giảm lao động nghỉ thai sản mới nhất năm 2023

Lao động nghỉ thai sản có đóng bảo hiểm không? Thời hạn...

Phụ cấp khu vực là gì? Điều kiện và mức hưởng mới nhất?
Pháp Luật

Phụ cấp khu vực là gì? Điều kiện và mức hưởng mới nhất?

Bên cạnh mức lương cơ bản theo chức danh nghề nghiệp thì...

Chế độ nghỉ phép năm của cán bộ, công chức, viên chức 2023
Pháp Luật

Chế độ nghỉ phép năm của cán bộ, công chức, viên chức 2023

Khi làm việc lao động sẽ được hưởng chế độ nghỉ hằng...

Cách tính và chi trả tiền lương nghỉ phép năm mới nhất 2023
Pháp Luật

Cách tính và chi trả tiền lương nghỉ phép năm mới nhất 2023

Ngày nghỉ của người lao động được chia ra thành ngày nghỉ...

Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất 2023
Pháp Luật

Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất 2023

Một trong những quy định của bộ luật lao động được người...

Nghị định 59/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật xây dựng năm 2023
Pháp Luật

Nghị định 59/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật xây dựng năm 2023

Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung thi...

Nghị định 35/2023/NĐ-CP ngày 20/06/2023 của Chính phủ
Pháp Luật

Nghị định 35/2023/NĐ-CP ngày 20/06/2023 của Chính phủ

Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các...

Quy định về bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng 2023
Pháp Luật

Quy định về bảo lãnh bảo hành trong hợp đồng xây dựng 2023

Sau quá trình đấu thầu, nhà thầu sau khi trúng thầu sẽ...