Trang chủ Phật giáo Phật học Cảm niệm Phật đản Đức Phật đản sinh
Phật học

Cảm niệm Phật đản Đức Phật đản sinh

Chia sẻ
Cảm niệm Phật đản Đức Phật đản sinh
Chia sẻ

Chúng con kính lạy Người là ánh mặt trời chân lý. Chúng con kính lạy Người biển cả yêu thương. Người đã đến để mở ra chân lý cho thế giới này khi mà con người vô minh đã tự bày vẽ ra đủ thứ lý thuyết sai lầm. Người đã đến mở ra con đường Giác ngộ chân chính, nâng loài người ở hành tinh này lên một bước cao hơn.

Trí tuệ con người dù thông minh đến đâu cũng không đủ sức hiểu về sự giác ngộ tuyệt đối. Rồi con người chỉ lẩn quẩn ở những khái niệm tâm linh do họ tự nghĩ ra, và không bao giờ tìm thấy lối thoát. Sự giác ngộ phi thường của Phật đã giúp nhân loại mở ra cả một bầu trời xán lạn. Con người bắt đầu có mơ ước về một trạng thái tâm linh cao siêu vô hạn.

Vì chúng sinh – Đức Phật đản sinh!

Để có thể tìm thấy sự giải thoát, con người phải hiểu rõ về sự ràng buộc. Để có thể mở ra niềm an lạc, con người phải nhận thức được khổ đau. Phật đã giảng về Tứ Diệu Đế giúp cho chúng sinh biết rõ về sự khổ đau, sự trói buộc mà chúng sinh đang bị chìm đắm. Chỉ khi chúng sinh biết rằng mình đau khổ, họ mới bừng tỉnh để đi tìm hạnh phúc. Chỉ khi chúng sinh biết rằng mình si mê, họ mới thảng thốt để đi tìm ánh sáng.

Sự bừng tỉnh giữa đêm dài mê đắm là món quà vô giá mà Phật đã đến để trao cho chúng sinh. Chúng con mãi mãi xin quỳ dưới chân Người để đi theo con đường tươi sáng mà Người đã dẫn lối. Xin cho muôn triệu kiếp sau, núi có mòn và sông có cạn, chúng con vẫn mãi mãi là đứa con ngoan của Phật, tinh tấn tu hành, biết yêu thương giúp đỡ nhau, cùng đưa nhau đến bến bờ an vui giác ngộ.

Xin cho ai biết quỳ xuống hôm nay sẽ đi lên giữa cõi đời với phúc nghiệp bao la.

Xin cho thế giới hòa bình để ai cũng được cơ hội ngợi ca ngày Đản sinh rực rỡ.

Xin cho Phật Pháp bao phủ tâm hồn của muôn loài để mọi người nắm tay nhau trong từ bi không biên giới.

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...