Trang chủ Phật giáo Phật học Truyền thông với tâm từ bi
Phật học

Truyền thông với tâm từ bi

Chia sẻ
Truyền thông với tâm từ bi
Chia sẻ

Có thể có khi con cái không thể truyền thông được với cha mẹ. Tuy cùng ở chung một nhà mà con có cảm tưởng như là cha hay mẹ xa cách vạn dặm. Trong trường hợp đó cả hai bên, cha mẹ và con, đều khổ. Mỗi bên đều chỉ còn có hiểu lầm, ghét bỏ và xa cách. Cha mẹ và con cái không biết rằng họ cũng có rất nhiều điểm giống nhau. Họ không biết rằng họ đều có khả năng hiểu nhau, tha thứ và thương yêu nhau. Do đó, nhận diện những gì tích cực có sẵn trong mỗi chúng ta để cho sân hận và những hạt giống tiêu cực không thể chế ngự là một điều rất quan trọng.

Khi trời mưa, ta nghĩ rằng mặt trời không còn có đó. Nhưng nếu đi phi cơ, bay lên quá lớp mây ta lại thấy mặt trời rạng rỡ. Mặt trời luôn luôn còn đó. Khi giận hay tuyệt vọng tình thương yêu cũng vẫn còn đó. Khả năng truyền thông, tha thứ, thương yêu vẫn còn đó. Phải tin tưởng như vậy. Ta giàu có hơn là sân hận, ta giàu có hơn là đau khổ. Phải công nhận rằng trong ta còn có khả năng thương yêu, hiểu biết và từ bi. Biết được như vậy thì không còn buồn, không còn tuyệt vọng. Biết rằng tuy trời đang mưa, nhưng mặt trời vẫn còn đâu đó trên cao. Mưa sẽ tạnh và trời sẽ nắng. Hãy hy vọng. Nếu bạn còn nhớ được rằng những hạt giống tích cực vẫn còn đó trong bạn và trong người kia thì bạn còn có thể vượt thoát và những gì tốt đẹp nhất trong bạn và người kia sẽ lại phát hiện.

Thực tập là để thể hiện điều đó. Thực tập sẽ giúp ta tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, với Bụt, với những gì tốt đẹp trong ta để có thể chuyển đổi tình trạng. Bạn có thể gọi những gì tốt đẹp trong bạn bằng danh từ gì cũng được, danh từ mà bạn quen thuộc trong truyền thống tâm linh của bạn.

Trong chiều sâu tâm thức, phải biết rằng ta có khả năng sống hòa bình, an lạc. Hãy giữ vững lòng tin rằng năng lượng của Bụt có ở trong ta. Điều duy nhất phải làm là tìm đến sự giúp đỡ của nguồn năng lượng ấy, nhờ thực tập theo dõi hơi thở trong chánh niệm, thực tập đi, đứng, nằm, ngồi trong chánh niệm.

Bài viết cùng chuyên mục
Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...

Nụ cười bất diệt
Phật học

Nụ cười bất diệt

Tại sao bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại Lộc...

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp
Phật học

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp

Xác định mục tiêu Đạo Phật nhấn mạnh việc thấu hiểu mục...

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo
Phật học

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo

Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học...

Kỳ quan nhân gian
Phật học

Kỳ quan nhân gian

Cảnh tượng hy hữu Hình ảnh hiếm thấy Quang cảnh uy hùng...

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu
Phật học

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu

Kết quả cao nhất là làm Phật trong hiện đời thì tôi...