Phật học

Tu ra khỏi luân hồi

Chia sẻ
Tu ra khỏi luân hồi
Chia sẻ

Nhưng trong ba nghiệp, ý nghiệp là chủ động, vì có ý nghĩ mới sai khiến miệng nói thân làm. Muốn sạch nghiệp, chúng ta trước phải lo tảo thanh ý nghiệp. Không chịu dọn dẹp ý nghiệp, chỉ lo tu tập thân miệng, là làm việc ngọn ngành.

Thuở xưa, Tổ Hoài Nhượng ở Nam Nhạc thường thấy Thiền sư Ðạo Nhất (Mã Tổ) ra tảng đá ngồi thiền suốt ngày. Tổ đến hỏi: Ðại đức ngồi thiền để làm gì? Ðạo Nhất thưa: Ðể làm Phật. Hôm sau, Tổ lấy hòn gạch đến trên phiến đá bên cạnh tảng đá Ðạo Nhất ngồi thiền, Tổ mài. Ðạo Nhất thấy lạ hỏi: Thầy mài gạch để làm gì? Tổ đáp: Mài để làm gương. Ðạo Nhất thưa: Mài gạch đâu thể làm gương được? Tổ bảo: Ngồi thiền đâu thể thành Phật được. Ðạo Nhất hỏi: Vậy làm thế nào mới phải? Tổ bảo: Như trâu kéo xe, nếu xe không đi, đánh xe là phải, đánh trâu là phải? Ðạo Nhất lặng thinh.

Xe là cái bị động, trâu là chủ động. Muốn điều khiển xe đi phải nhằm thẳng cái chủ động thôi thúc nó. Cắm đầu đánh đập thôi thúc cái bị động chỉ là việc phí công vô ích. Thân miệng là cái bị động, ý là chủ động, không chịu thúc liễm ý, cố kềm thân ngồi ngay thẳng hay khiến miệng đọc tụng mãi, cũng là việc không công. Thúc liễm kềm hãm ý đâu hạn cuộc hình thức ngồi hay đứng, mà cả bốn oai nghi, đi đứng ngồi nằm, đều phải theo dõi luôn. Hằng theo dõi như thế, khả dĩ chận đứng được ý nghiệp. Ý nghiệp dừng lặng rồi, thân nghiệp, khẩu nghiệp theo đó được thanh tịnh.

Thế nên, những phương pháp tu trong đạo Phật như: tụng kinh, trì chú, niệm Phật, tọa thiền… đều nhắm thẳng chận đứng ý nghiệp. Các vị Tôn túc thường dạy: “Tụng kinh không loạn tưởng mới đầy đủ phước đức, trì chú tâm không xao động mới linh nghiệm, niệm Phật nhất tâm mới được vãng sanh, tọa thiền tâm lặng lẽ mới được chánh định.” Không loạn tưởng, tâm không xao động, nhất tâm, tâm lặng lẽ đều là trạng thái dừng lặng của ý nghiệp. Tuy pháp tu có thô tế khác nhau, song cứu kính đều gặp nhau ở chỗ dẹp sạch ý nghiệp. Ðứng về mặt cứu kính nhìn nhau, chúng ta dung thông tất cả pháp tu không thấy gì chướng ngại. Từ cửa phương tiện phê bình nhau, chúng ta thấy dường như có mâu thuẫn lẫn nhau. Cho nên người thông là nhìn đến chỗ cứu kính, kẻ hạn cuộc chỉ thấy ở phương tiện. Phật pháp như ngôi nhà nhiều cửa, bất luận từ cửa nào miễn vào được trong nhà đều gặp nhau, đồng chứng kiến những sự vật hiện có như nhau. Băn khoăn thắc mắc tại sao người đó đi cửa kia không đi cửa này, hoặc cố tình khuyến dụ họ trở lại đi cửa này, đừng đi cửa kia, là tâm trạng của kẻ học Phật sơ đẳng. “Hãy tự do chọn lấy một cửa nào thuận tiện với vị trí đang đứng, cố gắng tiến vào nhà sẽ được lợi ích”, đây là lời khuyên của người thông suốt.

Bài viết cùng chuyên mục
Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...

Nụ cười bất diệt
Phật học

Nụ cười bất diệt

Tại sao bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại Lộc...

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp
Phật học

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp

Xác định mục tiêu Đạo Phật nhấn mạnh việc thấu hiểu mục...

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo
Phật học

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo

Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học...

Kỳ quan nhân gian
Phật học

Kỳ quan nhân gian

Cảnh tượng hy hữu Hình ảnh hiếm thấy Quang cảnh uy hùng...

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu
Phật học

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu

Kết quả cao nhất là làm Phật trong hiện đời thì tôi...