Trang chủ Phật giáo Phật học Sự khác biệt giữa biết và làm trong thế giới hữu hình và vô hình
Phật học

Sự khác biệt giữa biết và làm trong thế giới hữu hình và vô hình

Chia sẻ
Sự khác biệt giữa biết và làm trong thế giới hữu hình và vô hình
Chia sẻ

Giữa thế giới hữu hình và thế giới siêu hình biết và làm cáo một số điểm mâu thuẫn, khác biệt. Ví như, trong thế giới siêu hình, những vong linh biết rất nhiều điều, nhưng không làm được, hoặc làm được rất ít. Họ có thể biết được tính cách, đạo đức, hay tương lai của một người, nhưng không thể tiếp xúc để khuyên bảo, giúp đỡ vì không có duyên. Còn trong thế giới hữu hình, chúng ta có thể cực khổ làm được nhiều điều nên dễ dàng tạo phước- điều mà người cõi âm không làm được. Nhưng chúng ta không có cái biết nhiều như họ. Mà ta chỉ có thể dựa vào cái biết theo suy luận từ giáo lý, từ nhân quả để biết đúng và làm đúng.

Còn những người không biết nhân quả, không hiểu đạo lý để phân biệt thiện ác đúng sai thì họ chỉ sống chủ quan, không hiểu rõ tội phước nên làm nhiều điều sai lầm. Điều này hoàn toàn ngược lại với cõi vô hình. Vì người trong thế giới vô hình biết rất rõ nhân quả, tội phước nhưng không làm được gì nhiều. Người cõi âm biết quá nhiều nên lòng họ tha thiết muốn được làm. Sự tha thiết đó tăng lên dần dần, đến khi thuần rồi thì chính cái tâm muốn sống để làm ấy sẽ trở thành động lực để thúc đẩy sự tái sinh qua kiếp sống khác. Nên, người chết muốn làm thì phải sống, nhưng người sống muốn biết thì không cần phải chết mà ta chỉ cần tu thôi. Chúng ta có cả một kho tàng kiến thức quý báu do Đức Phật truyền dạy, nên ta cứ siêng năng tu tập, học hỏi thì sẽ biết nhiều, khi biết nhiều rồi thì cố gắng làm cho nhiều cho đúng.

Ngược lại, nếu mỗi người chúng ta siêng năng làm việc từ thiện, truyền bá Phật Pháp thì cũng tức là ta đang củng cố mạnh mẽ lại đạo Phật đang trong thời mạc pháp. Hơn ai hết, nhiệm vụ này là trọng trách của người đệ tử Phật, nhất là người xuất gia. Chúng ta phải cố gắng xây dựng lại Phật Pháp bằng cách hiểu biết sâu rộng giáo pháp, mạnh mẽ tu tập, siêng năng hoằng pháp, chăm chỉ làm từ thiện, và nhất là đừng bao giờ tu một mình.

Bài viết cùng chuyên mục
Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...

Nụ cười bất diệt
Phật học

Nụ cười bất diệt

Tại sao bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại Lộc...

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp
Phật học

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp

Xác định mục tiêu Đạo Phật nhấn mạnh việc thấu hiểu mục...

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo
Phật học

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo

Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học...

Kỳ quan nhân gian
Phật học

Kỳ quan nhân gian

Cảnh tượng hy hữu Hình ảnh hiếm thấy Quang cảnh uy hùng...

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu
Phật học

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu

Kết quả cao nhất là làm Phật trong hiện đời thì tôi...