Trang chủ Phật giáo Phật học Vì sao tu thiền cần phải có kiến thức về luật nhân quả nghiệp báo?
Phật học

Vì sao tu thiền cần phải có kiến thức về luật nhân quả nghiệp báo?

Chia sẻ
Vì sao tu thiền cần phải có kiến thức về luật nhân quả nghiệp báo?
Chia sẻ

Nhân quả nghiệp báokhoa học cao hơn trình độ tiến sĩ rất nhiều. Nhân quả không đơn giản chỉ là ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão, đó là hiểu ở mức độ sơ cơ ban đầu. Luật Nhân Quả rất khó, tinh vi, và kỳ lạ đến nỗi ta có thể nói mãi mà không hết được những sự phức tạp của nó.

kiến thức về luật Nhân Quả, ta mới hiểu về cuộc đời của mình và mọi người. Nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta sẽ hiểu được tâm thức, lý giải được tại sao có người nhiếp tâm được thanh tịnh còn ta thì không? Từ đó, ta biết cách điều chỉnh sự tu tập của mình theo nhân quả.

Thiền định không tách rời cuộc sống

Một cô Phật tử kể rằng: mỗi khi cô bắt chân lên ngồi thiền thì vùng khớp háng đau đớn vô cùng, như bị đánh gãy rời ra. Nhờ tin nhân quả nên cô ráng sám hối và chịu đựng cơn đau khủng khiếp trong lúc ngồi thiền. Theo nguyên lý thông thường việc ngồi thiền vắt chân kiết già không tạo ra cơn đau khớp háng như cô đã mô tả. Một hôm không chịu nổi nữa cô đã bật khóc sám hối với Phật. Rồi trong giấc mơ đêm đó, cô được thấy lại tiền kiếp của mình trong một đám lính, họ đang hành hạ một người bằng cách kéo chân anh ta dang ra. Rồi một tên lính nhảy lên và dùng đầu gối đè bẻ gãy xương háng của người kia. Cô giật mình phát hiện mình chính là tên lính độc ác đó.

Đến kiếp này nhờ biết Phật Pháp, cô ngồi thiền bị cơn đau hành hạ chính là đang trả dần ác nghiệp xa xưa. Nếu không tu thiền, có lẽ cô sẽ phải trả nghiệp bằng một tai nạn khủng khiếp nào đó khiến xương háng vỡ ra. Vùng khớp háng ở gần rất nhiều nội tạng quan trọng, nếu bị gãy sẽ cực kỳ khó xử lý. Rất may là cô gặp được Phật Pháp và biết ngồi thiền nên quả báo đến nhẹ nhàng hơn. Dù vậy cô vẫn càng phải cố gắng sám hối tha thiết hơn nữa và phóng sinh để đền bù ác nghiệp đã gây.

Mỗi người chúng ta mang theo nghiệp nhân khác nhau từ nhiều kiếp. Có khi ta đã sống sai lầm, phải chịu khổ đau, nhưng cũng có lúc ta sống chân chính, ở đỉnh cao vinh quang hạnh phúc. Tất cả những trải nghiệm khốc liệt đó đều ảnh hưởng vào công phu thiền định.

Bài viết cùng chuyên mục
Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...

Nụ cười bất diệt
Phật học

Nụ cười bất diệt

Tại sao bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại Lộc...

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp
Phật học

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp

Xác định mục tiêu Đạo Phật nhấn mạnh việc thấu hiểu mục...

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo
Phật học

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo

Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học...

Kỳ quan nhân gian
Phật học

Kỳ quan nhân gian

Cảnh tượng hy hữu Hình ảnh hiếm thấy Quang cảnh uy hùng...

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu
Phật học

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu

Kết quả cao nhất là làm Phật trong hiện đời thì tôi...