Trang chủ Phật giáo Phật học Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật nghĩa là gì?
Phật học

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật nghĩa là gì?

Chia sẻ
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật nghĩa là gì?
Chia sẻ

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật là gì?

Là một Phật tử khi thực hành cần phải hiểu được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bởi đây chính là bậc thầy gốc của đạo Phật. Ngài chính là một bậc thầy thấu rõ giác ngộ chân lý vạn pháp, đem lại những ánh sáng cho nhân gian. 

Theo như những gì kinh Phật ghi chép lại thì Thích Ca Mâu Ni Phật có xuất thân hoàng gia quý tộc Gautama thuộc tiểu vương quốc Shakya cùng Kapilavastu. Nhưng Ngài lại lựa chọn con đường tìm chánh đạo, tu tập. Trải qua 6 năm đã đạt được giác ngộ khi chỉ mới 35 tuổi và cả cuộc đời còn lại Ngài đã tuyên truyền và giảng dạy lại đạo lý Phật pháp đến với chúng sinh. Ngài chính là người đặt nền tảng cho sự hình thành và lan tỏa của đạo lý Phật giáo ngày nay.

Câu niệm: Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật có ý nghĩa chi tiết theo từng chữ: 

  • Bổn nghĩa là gốc.
  • Sư nghĩa là thầy.
  • Bổn Sư tức là gốc của bậc thầy, là một vị thầy lớn.
  • Thích Ca Mâu Ni có nghĩa là Năng nhân và Tịch mặc.

Ý nghĩa của Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật và tên của Ngài có hai nghĩa là Năng nhân và Tịch mặc. Mỗi một ý nghĩa đều tạo nên một vị Phật khổ hạnh đáng kính của chúng sinh.

Ý nghĩa của Năng nhân

Nhân trong từ nhân đức và năng tức là năng lực sức mạnh khi kết hợp lại chúng ta hãy hiểu là sức mạnh của lòng nhân từ. Sức mạnh đó luôn tồn tại trong Đức Phật và cứu khổ cho chúng sinh, nguyện đưa chúng sinh đến nơi cực lạc, xua đi mọi muộn phiền, khổ đau trong cuộc sống. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luôn dạt dào tình yêu thương cho chúng sinh và luôn bình đẳng muôn loài. Từ tình yêu đó Ngài đã truyền sức mạnh đến mọi người để cùng nhau giác ngộ.

Lòng từ bi của Đức Phật trở thành năng lực vô biên để ngài hiện thân và bất cứ đâu ngài có thể cứu khổ được. Đức Phật đến với muôn loài đem tới con đường ánh sáng, đưa chúng sinh vượt khỏi những khổ đau. Sức mạnh từ bi đã khiến Ngài luôn nhẫn để dẫn dắt cứu độ chúng sinh.

Ý nghĩa của Tịch Mặc

Tịch mặc có nghĩa là trí tuệ, sự thấu đáo của trí tuệ thấu đạt mọi ngoại cảnh. Đức Phật có thể nghe thấy tiếng chim cãi nhau, tiếng gió, tiếng nước chảy… Ngài đã vận dụng được trí tuệ của mình thoát khỏi nô lệ cho ngoại cảnh, cho chính cái thân xác. Và ngộ ra một chân lý là chúng ta ham ăn ham ngủ, lười làm suy cho cùng cũng chỉ là làm nô lệ cho cái thân và ngoại cảnh.

Chúng ta cần dùng chính trí tuệ của bản thân, tu tâm dưỡng tính, từ đó tự mình thoát khỏi kiếp luân hồi, luôn hướng về cái thiện tâm. Cũng từ đó sẽ thoát khỏi bánh xe của kiếp luân hồi. 

 

Bài viết cùng chuyên mục
Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...

Nụ cười bất diệt
Phật học

Nụ cười bất diệt

Tại sao bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại Lộc...

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp
Phật học

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp

Xác định mục tiêu Đạo Phật nhấn mạnh việc thấu hiểu mục...

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo
Phật học

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo

Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học...

Kỳ quan nhân gian
Phật học

Kỳ quan nhân gian

Cảnh tượng hy hữu Hình ảnh hiếm thấy Quang cảnh uy hùng...

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu
Phật học

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu

Kết quả cao nhất là làm Phật trong hiện đời thì tôi...