Trang chủ Phật giáo Phật học Sự quan trọng của vô ngã
Phật học

Sự quan trọng của vô ngã

Chia sẻ
Sự quan trọng của vô ngã
Chia sẻ

Vô ngã là nền tảng, là căn bản của tất cả pháp tu khác và cũng là mục tiêu chứng đắc của các bậc A la Hán, và Bồ tát.

Giữ giới mà không hiểu vô ngã thì giới luật trở thành gò bó, cấm đoán và cái Ta sẽ bực bội, khó chịu.

Hoặc nếu giữ giới tinh nghiêm thì sinh tâm kiêu mạn khinh thường những người khác.

Tu Thiền mà không hiểu vô ngã thì dù có ngồi thiền nhập định suốt ngày, suốt đêm, đắc được thần thông đi nữa, cũng không hơn gì ngoại đạo.

Nhiều khi còn móng tâm cho là ta đã chứng đắc này nọ.

Hiểu vô ngã thì không còn soi mói tìm lỗi của người khác, không còn khen mình chê người.

Khi gặp chuyện tranh chấp, xích mích, không còn đổ lỗi cho ai cả, vì biết không có ai là thủ phạm.

Ứng dụng lý vô ngã vào cuộc sống

Hiểu vô ngã thì làm các việc phước thiện như bố thí, cúng dường sẽ không cần chùa hay thầy phải ghi tên mình vì hiểu rõ không có một cái Ta hay Ai bố thí cúng dường cả, mà chỉ thấy có một sự bố thí.

Trong Bát Nhã gọi đó là Bố Thí Ba La Mật.

Hiểu vô ngã thì việc giữ giới trở thành tự nhiên, vì không còn cái Ta nào bị gò bó hay cấm đoán.

Hiểu vô ngã thì tự nhiên sẽ hiểu và xa lìa bốn tướng: ngã, nhơn, chúng sinh, thọ giả của Kinh Kim Cang.

Tu Thiền mà hiểu vô ngã thì không còn bị vọng tưởng làm mê hoặc.

Khi những ý niệm tốt xấu khởi lên trong tâm liền biết rõ:

“Đó chỉ là những ý niệm hiện khởi!”

ngoài ra không có một cái Ta nào tốt hay xấu.

Vô ngã là một chánh kiến cần được hiểu và thực hành trên con đuờng tu Phật.

Tuy nhiên, hiểu vô ngã không phải là xong, đó chỉ là căn bản, là bước đầu, chúng ta vẫn phải tiếp tục trau giồi giới, định, huệ, tu tập tất cả hạnh lành mà không chấp vào một cái Ta.

Tập bỏ bớt việc đời để có nhiều thời giờ quán chiếu nội tâm, sống cuộc đời vô ngã vị tha.

Trích trong: “Vô Ngã”.

Bài viết cùng chuyên mục
Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...

Nụ cười bất diệt
Phật học

Nụ cười bất diệt

Tại sao bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại Lộc...

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp
Phật học

Năm nguyên lý nhà Phật giúp cho việc điều hành doanh nghiệp

Xác định mục tiêu Đạo Phật nhấn mạnh việc thấu hiểu mục...

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo
Phật học

Cốt lõi của giáo huấn Phật giáo

Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học...

Kỳ quan nhân gian
Phật học

Kỳ quan nhân gian

Cảnh tượng hy hữu Hình ảnh hiếm thấy Quang cảnh uy hùng...

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu
Phật học

Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu

Kết quả cao nhất là làm Phật trong hiện đời thì tôi...