Trang chủ Phật giáo Phật học Khoa học đối với Ngũ uẩn
Phật học

Khoa học đối với Ngũ uẩn

Chia sẻ
Khoa học đối với Ngũ uẩn
Chia sẻ

Không ai có thể phủ nhận rằng con người sinh ra để sống hạnh phúc, chứ không phải để khổ đau.

Thật vậy, mơ ước lớn nhất của khoa học là cố gắng phát triển đời sống vật chất cho con người có được hạnh phúc. Với mơ ước ấy, khoa học đã tìm kiếm hạnh phúc mọi lúc mọi nơi bằng tất cả nỗ lực trong các lĩnh vực như: nghiên cứu khoa học, học tập, xây dựng và rèn luyện, v.v… để phục vụ cho con người. Để rồi từ đó, đa số con người luôn mãn nguyện và vui vì hạnh phúc hão huyền tạm bợ của cuộc sống. Họ nghĩ rằng thế gian này quả thật là cảnh giới mà họ luôn mong mỏi. Vì ngày nay cuộc sống của chúng ta có phần dễ dàng và thoải mái hơn xưa, khoa học tân tiến đã phát minh, chế tạo ra nhiều dụng cụ để phục vụ con người, nhờ đó chúng ta không phải lao động nặng nhọc. Về y học, cũng đã thành công đối với các bệnh trước đây được xem là nan y, đã làm giảm thiểu những cơn đau nhức của cơ thể và kéo dài tuổi thọ. Những cuộc cải cách về kinh tế, chính trị, tôn giáo, xã hội đã đem lại trật tự và cải thiện đời sống của chúng ta rất nhiều. Tuy nhiên, sau tất cả sự thành công đó, con người có thật sự hạnh phúc không?

Chúng ta thử nhìn lại xung quanh ta, có ai từ khi sinh ra cho đến già, cuộc sống của họ phẳng lặng như mặt nước ao hồ không một chút phiền muộn, lo âu hay sợ sệt làm cho chao động? Có gia đình nào chưa từng đau buồn, khóc lóc bởi cái chết của người thân? Có trái tim nào chưa từng nhói đau vì nghịch cảnh? Ngay trong giây phút này đây cũng có biết bao nhiêu người trên thế gian này đang đau khổ rên xiết, nằm vùi trên giường bệnh và bao nhiêu người khác thì hồi hộp lo âu, phiền não vì người thân đang lâm trọng bệnh; vô số người khác thì cố giữ lấy từng hơi thở mà nào có giữ được. Hàng triệu cha mẹ, con cái, bạn bè than khóc buồn đau vì sự ra đi của thân bằng quyến thuộc.

Trong cuộc sống, mỗi người đều có những trục trặc trong sinh hoạt, trong sức khỏe, trong gia đình, trong các vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị, tâm lý, sinh lý… Theo đạo Phật, có thân tức có già, có bệnh, có chết, có khổ, chúng ta không thể thay đổi được định luật vô thường của thiên nhiên. Chúng ta nên hiểu rõ bản chất của thiên nhiên là vậy, phải thấm nhuần được chân lý này. Khoa học không đáp ứng được đầy đủ cho sự khát khao, mong muốn của con người khi lòng tham của con người là vô tận và vạn vật có sự vận hành riêng của nó. Bằng thời gian và kinh nghiệm, người ta dần dần khám phá ra rằng hạnh phúc không có phía trước, hạnh phúc không có chỗ tới, hạnh phúc không có trong tương lai hoặc quá khứ. Càng đi tìm hạnh phúc ở tương lai, ở phía trước thì càng cận kề với già nua, bệnh tật và chết chóc. Khoa học cũng đành bó tay trước những thất vọng của con người, mà con người là một tập hợp của sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Năm thứ này do nhân duyên tạo thành, đủ duyên thì tạo nên con người, hết duyên thì nó tan rã. Do đó, khoa học không thể nào biến thân ngũ uẩn này mạnh khỏe theo ý muốn của các nhà khoa học được. Ngược lại, khoa học cần phải học hỏi thêm giáo lý của đạo Phật để thấy rõ bản chất của thân tâm và vạn hữu, từ đó không có thái độ chấp thủ đối với vạn pháp.

Vì trong Phật giáo có pháp hành thiền với mục đích là rèn luyện tâm. Trước hết là lấy tâm an trụ vào một điểm làm cho nó trở nên nhất tâm sáng tỏ và có nhiều năng lực, rồi dùng tâm lực dũng mãnh ấy quán chiếu thâm sâu vào ngũ uẩn, thấu triệt thật tướng của ngũ uẩn là giả có, tức là nhìn ngũ uẩn với kiến giải của ba đặc tánh vô thường, khổ, vô ngã. Ngũ uẩn là giáo lý trọng tâm của đạo Phật, nó làm nền tảng y cứ cho Phật giáo dù là Bắc truyền hay Nam truyền. Nhìn nhận bản chất thật của ngũ uẩn là không thật chỉ có thể tìm thấy trong giáo lý của đạo Phật. Đây là điểm đặc biệt của Phật giáo khác với khoa học và nhiều tôn giáo khác. Khoa học và các tôn giáo khác còn bị kiềm hãm trong vòng ngã chấp và pháp chấp. Cho nên tiếng nói ngũ uẩn là duyên sinh vô ngã của Đức Phật đã làm chấn động tư tưởng nhân loại trên 2.550 năm qua.

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...