Trang chủ Phật giáo Phật học Ý niệm tự tử và nghiệp
Phật học

Ý niệm tự tử và nghiệp

Chia sẻ
Ý niệm tự tử và nghiệp
Chia sẻ

Nghiệp là hành động của ý, khẩu, thân. Nếu ý của ta mỗi khi khổ lại nghĩ về cái chết lâu dần sẽ kết tập lại thành khối năng lượng hướng về điều đó. Khi khối năng lượng này lớn sẽ dần tạo thành thói quen. Một khi nó đã trở thành thói quen thì nó sẽ bám sát ta nhiều đời, cái này chúng ta gọi là nghiệp lực tức sức mạnh của nghiệp.

Nếu ta không nghĩ về nó ta sẽ không nói về nó và hành động nó, do đó chuyển hoá nghiệp lực về tự tử khi nó vừa mới phát khởi, khi nó chưa đủ mạnh để chi phối và dẫn dắt ta. Một khi nó đã mạnh và dẫn dắt ta thì có thể nó sẽ không những dẫn dắt ta chỉ dời này mà cả những đời sau.

Ta luôn luôn nhắc nhớ bản thân chết không hết khổ, chỉ khi còn sống chuyển hoá được nỗi khổ và chấm dứt được nỗi khổ thì mới hết khổ. Nếu ta luôn nhớ điều này thì thay vì tìm đến cái chết để chấm dứt khổ, thì ta sẽ quyết tâm đối đầu và đi xuyên qua nỗi khổ để chấm dứt khổ.

Chỉ cần thay đổi ý niệm liền thoát khổ

Đời sống của mỗi chúng ta trong hiện tại khổ đau hay hạnh phúc là do chính ta đã gieo trồng những điều này trong quá khứ một cách ý thức hay vô thức. Đời sống trong hiện tại chính là quả, mà cách ta suy nghĩ, nói và hành động trong quá khứ chính là nhân ta đã gieo.

Đời sống trong tương lai cũng thế, Ta muốn tương lai ta như thế nào thì ngay hiện tại ta cũng phải gieo trồng những hạt giống nào, mà ta muốn gặt trong tương lai.

Mỗi một ý nệm là một hạt giống, thay vì gieo hạt giống tự tử thì ta hãy gieo hạt giống của sự vui sống, của khát vọng và đam mê.

Không có gì là trễ cả, nó chỉ trễ khi bạn không bao giờ làm. Hãy “khoan chết” và bắt đầu thực hiện việc làm vườn và gieo hạt giống, rồi bạn sẽ gặt được hoa trái mà bạn mong muốn.

Sau khi tận hưởng những thành quả từ việc gieo hạt hôm nay, sau đó bạn muốn quyết định như thế nào cũng được mà.

Quả nào cũng có nhân cả, muốn không gặt quả thì đừng gieo nhân. Như vậy tìm ra nguyên nhân của khổ, rồi sau đó không gieo nữa khổ sẽ tự hết. Và tự tử không phải là nguyên nhân của khổ, bạn muốn hết khổ và tìm đến cái chết thì đó chỉ là cách để bạn có thêm khổ, chịu đựng thêm khổ trong những kiếp sống tới mà thôi.

Bạn bình tâm nhìn lại nguyên nhân, rồi từ từ quyết định nhé. Chuyện đâu còn có đó.

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...