Phật học

Vững chãi bên con

Chia sẻ
Vững chãi bên con
Chia sẻ

 

Đằng sau chiếc bóng vô hồn qua lại trong căn nhà này 

là nỗi khát khao tìm về nương tựa

Nên mẹ vẫn nín thở đợi chờ trái tim con sẵn sàng hé mở, 

“con đã mệt quá rồi, mẹ ơi”…

Mẹ vẫn lặng thầm dõi mắt theo từng ngày 

từ những bước đầu tiên chập chững vào đời

Có lúc đưa tay ra làm dấu hiệu 

nhưng con vẫn lầm lũi như kẻ mộng du mơ tìm hạnh phúc

Có lúc lên tiếng thiết tha réo gọi 

nhưng con vẫn lặng thinh như hai ta chưa hề quen biết 

Hai cái tôi vì đâu cứ rung lên là lạc nhịp 

nên càng cố đến gần càng va đập vào nhau

Mẹ đã lùi lại và nhìn sâu vào bên trong 

để thấy mình vẫn còn đó những vết thương đau 

Để thấy trong cái gọi là hết mực thương yêu 

lại ẩn chứa những nỗi nghi ngờ và sợ hãi

Để thấy khoảng cách giữa hai thế hệ 

chỉ có thể xóa nhòa khi định kiến về nhau rụng vỡ

Tình thương nào cũng cần được thở, 

nuôi dưỡng an lành trong bầu khí quyển thật xanh tươi

Nên dù con có như thế nào thì mẹ cũng cố giữ phần mình 

với nụ cười luôn nở trên môi

Mỗi lời nói trao đi phải xây dựng tin yêu 

hay ít nhất cũng xoa dịu niềm đau nỗi khổ

Một khi cánh tay đã đưa ra dù con có nắm hay không 

vẫn ân cần thiết tha nâng đỡ

Mẹ con mình sẽ cùng nhau một lần rực rỡ – 

tìm bình yên trong giông bão – được không?

Hãy cứ là chính mình, là những cú trượt ngã dài 

và cả tuổi hồng nông nổi lông bông

Chẳng cần phải ngụy trang hay trình diễn làm gì 

cho vết thương thêm oằn mình rỉ máu

Nhà là nơi an toàn để thoải mái khóc gào, 

để bung hết bản năng còn sân si ngổ ngáo

Dám lên tiếng mở lời mới thật sự lớn khôn và độc đáo – 

thấy mình rộng khắp nơi nơi

Mẹ vẫn ngồi yên đây, vững chãi như một ngọn đồi xanh 

lắng nghe tiếng trẻ khóc cười

Đồng hành không hẳn là phải lao theo, 

mà có khi chỉ là một bờ vai dịu dàng và ấm áp

Là ngồi xuống với nhau thật lâu, bên tách trà thơm, 

trong khu vườn lặng yên nghe chim hót 

Là nắm tay nhau hồn nhiên nhảy múa 

để ăn mừng gian khó đã đưa ta về lại với nhau.

(Trích radio Dìu con vào đời số 05)

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...