Trang chủ Phật giáo Phật học Hiếu thảo cha mẹ là đệ nhất đức, đệ nhất thiện
Phật học

Hiếu thảo cha mẹ là đệ nhất đức, đệ nhất thiện

Chia sẻ
Hiếu thảo cha mẹ là đệ nhất đức, đệ nhất thiện
Chia sẻ

Con người không hiếu thảo cha mẹ, sát hại cha mẹ, điều này quá đáng sợ! Hiếu thảo cha mẹ là đệ nhất đức, đệ nhất thiện. Giết hại cha mẹ là tội nặng nhất, đại nghịch bậc nhất, chắc chắn đọa vào địa ngục!

Bây giờ không ai nói, rất nhiều người làm con không biết, xã hội này rất nhiều người bất hiếu, rất ít người hiếu thảo. Về sau thì sao? Về sau sẽ càng nhiều, ngày càng nhiều, vì sao vậy?

Chúng ta thử nghĩ xem, thế gian ngày nay có được mấy người bố thí ân đức. Hiếu tử hiền tôn đều là đến báo ân, như vậy mới có hiếu kính.

Người đến trả nợ, họ cung phụng quý vị, cung phụng vật chất rất chu đáo, nhưng không có tâm hiếu kính, đó là đến trả nợ. Họ không hại quý vị, nhưng có thể họ coi thường quý vị, tuy vậy họ vẫn nuôi dưỡng quý vị.

Phật dạy: Người có hiếu không nhiều

Đến báo oán càng phiền phức, báo oán họ có thể giết thật. Trong quá khứ quý vị với họ, quá khứ quý vị giết họ, hôm nay họ đến giết lại, ngày càng nhiều. Khiến chúng ta nghĩ đến, ngày nay có rất nhiều phụ nữ phá thai, đặc biệt là những cô gái chưa thành hôn đi phá thai. Phá thai là sao?

Nghĩa là giết con của mình, con quý vị ghi hận trong lòng, tương lai họ đến báo thù. Khi kết hôn họ đến đầu thai làm con quý vị, đó là quá khứ họ bị quý vị giết bây giờ trở lại, họ dùng thủ đoạn gì đối với quí vị? Quý vị rất thích nuôi dưỡng họ, sau khi lớn lên chúng sẽ đến đòi mạng quý vị, quý vị nói không đáng sợ ư?

Đây là oan oan tương báo, hết cách. Mang thai đưa bé này, nếu là đến báo ân, nhưng chúng ta lại giết chúng, ân trở thành oán, ân này biến thành thù.

Nếu họ đến báo oán, ta lại giết họ, oán oán chất chồng, có đáng sợ chăng? Rất đáng sợ! Họ đến đòi nợ, ta giết chết họ, không những nợ tiền còn phải nợ mạng, vấn đề này nói không hết. Bình tâm quan sát tỉ mỉ, xã hội này vì sao biến thành như vậy?

Quý vị thử nghĩ xem, người bây giờ khởi tâm động niệm họ nghĩ đến điều gì, nói gì, tạo nghiệp gì, ta hoàn toàn thấu hiểu.

Sự gặp gỡ trong đời của chúng ta, tất cả đều do nghiệp cảm mà thôi. Trong quá khứ chúng ta tạo nghiệp, hiện tại tạo nghiệp, và quả báo chiêu cảm được không hề liên quan đến bất kỳ ai, hoàn toàn là tự làm tự chịu.

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...