Trang chủ Phật giáo Nhân vật phật giáo Tóm tắt lịch sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Nhân vật phật giáo

Tóm tắt lịch sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Chia sẻ
Tóm tắt lịch sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Chia sẻ

Từ nhỏ Ngài đã biểu hiện một trí tuệ phi thường và lòng từ bi bao la. Ngài là bậc văn võ song toàn, am hiểu nhiều lĩnh vực triết lý, giáo lý và cuối cùng trăn trở về mục tiêu đi tìm sự giác ngộ giải thoát tuyệt đối cho chúng sinh.

Để ràng buộc Ngài, vua cha đã cưới công nương Yasodharā cho Ngài vào năm 16 tuổi. Năm 29 tuổi, vừa có con là Rahulà, Ngài đã bỏ kinh thành đi xuất gia trong đêm vào ngày mùng 8 tháng 2.

Sau sáu năm vừa tầm sư, vừa tự mình tu học theo lối khổ hạnh luyện thân mà không thành công, Ngài đã chọn con đường thiền định, với 49 ngày đêm ngồi bất động dưới cội cây Assatha (Bồ Đề) ở Gaya, làng Uruvela, Ngài chứng thành Phật quả, có đủ Tam minh, Lục thông, Trí tuệ phi thường biết tất cả mọi điều trong vũ trụ, Lòng từ bi vô biên yêu thương tất cả chúng sinh. Năm đó Ngài 35 tuổi.

Từ đó Ngài đã đi nhiều nơi giảng dạy giáo lý giác ngộ giải thoát cao siêu này cho nhân loại và chư Thiên. Rất nhiều vua chúa, quan tướng, giáo sĩ Bà la môn, thương gia, kể cả người cùng đinh đã theo làm đệ tử tại gia hay xuất gia của Ngài. Rất nhiều đệ tử của Ngài cũng đạt được sự đắc đạo phi thường.

Ngày rằm tháng 2 năm 544 trước Công nguyên, Đức Phật 80 tuổi, Ngài nhập Niết bàn. Sau khi trà tỳ, rất nhiều xá lợi của Ngài còn để lại và được xây tháp thờ cúng lâu dài, có xá lợi còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Các Thánh Tăng, đệ tử của Ngài, đã kết tập các lời dạy của Ngài thành ba tạng Kinh điển lưu truyền mãi mãi.

Ngày hôm nay, sau nhiều khổ đau, tang tóc, chiến tranh, bạo lực, Liên Hiệp Quốc đã công nhận Phật giáo là tôn giáo hòa bình và chọn ngày sinh của Đức Phật là ngày tiêu biểu cho Tôn giáo và Văn hóa Thế giới. Liên Hiệp Quốc đã tổ chức kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật gọi là lễ hội Vesak, một cách long trọng tại trụ sở Liên Hiệp Quốc vào năm 2000. Nhiều nhà trí thức tiếng tăm trên thế giới đã tin theo đạo Phật.

Các đệ tử của Đức Phật đều cố gắng giữ gìn lòng tôn kính tuyệt đối vô hạn lên Đức Phật, và xem lòng tôn kính đó là tài sản quý giá nhất để mang theo qua nhiều kiếp sau. Cũng nhờ lòng tôn kính tuyệt đối lên Đức Phật mà chúng sinh có nhiều phước báo để tu hành giác ngộ. Mỗi ngày được quỳ xuống lễ Phật là niềm hạnh phúc vô bờ của chúng sinh.

Bài viết cùng chuyên mục
Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện các vì sao
Nhân vật phật giáo

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện các vì sao

Câu chuyện này, khi ở tại Kỳ Viên, bậc đạo Sư đã...

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện rượu mạnh
Nhân vật phật giáo

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện rượu mạnh

Câu chuyện này, khi ở tại Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã...

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện kẻ làm hại vườn
Nhân vật phật giáo

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện kẻ làm hại vườn

Bậc thiện không làm hại…, Câu chuyện này, tại một làng nhỏ...

Thực hành pháp tu niệm Phật từ thời đại Đức Thích Ca
Nhân vật phật giáo

Thực hành pháp tu niệm Phật từ thời đại Đức Thích Ca

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana. Tại đấy, Thế...

Học hạnh xả ly của Đức Phật qua 6 lời giải đáp vua cha Tịnh Phạn
Nhân vật phật giáo

Học hạnh xả ly của Đức Phật qua 6 lời giải đáp vua cha Tịnh Phạn

Thái tử đáp lời vua cha: “Thưa phụ vương, con sẽ chỉ...

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện con muỗi
Nhân vật phật giáo

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện con muỗi

Câu chuyện này, khi bộ hành ở xứ Ma-kiệt-đà, bậc Ðạo Sư...

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện nữ tỳ Rohini
Nhân vật phật giáo

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện nữ tỳ Rohini

Câu chuyện này, khi ở tại Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã...

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện chim bồ câu
Nhân vật phật giáo

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện chim bồ câu

Câu chuyện này khi ở Kỳ Viên, bậc Ðạo sư đã kể...