Trang chủ Phật giáo Nhân vật phật giáo Tôn giả Sobhita – Công đức tôn kính Phật thù thắng
Nhân vật phật giáo

Tôn giả Sobhita – Công đức tôn kính Phật thù thắng

Chia sẻ
Tôn giả Sobhita – Công đức tôn kính Phật thù thắng
Chia sẻ

Vào thời Đức Phật Sumedha, Tôn giả Sobhita khi đó tái sinh trong một gia đình dòng dõi Bà la môn cao quý. Ngài thông tuệ, tài năng xuất chúng và thành tựu tất cả các học nghệ của Bà La Môn. Danh tiếng của Ngài vang xa, đến đâu cũng được người đời kính ngưỡng.

Thế nhưng, bởi thiện căn đã gieo trồng sâu dày từ nhiều kiếp, vị Bà La Môn ấy chỉ nghĩ đến hạnh xuất ly giải thoát cao thượng.

Không lâu sau, Ngài đến ẩn cư tại một khu rừng phía nam dãy núi Hy Mã Lạp Sơn (Hymalaya) quanh năm tuyết phủ. Trong rừng già hoang sơ, Ngài dựng lên một thảo am bằng cỏ tranh và vách nứa, ngày đêm tu đạo.

Một ngày, trong lúc đi hái quả rừng, Ngài gặp một người tiều phu.

– Này vị tiều phu, có chuyện gì mà bác lại vui như vậy?

Thưa ẩn sĩ, tôi sắp đi gặp Đấng Giác Ngộ Sumedha, Người đang giáo hóa tại kinh thành Candavati.

Vừa nghe đến Đấng Giác Ngộ, Ngài lập tức rúng động toàn thân.

– Này vị tiều phu, xin bác hãy kể thêm cho tôi về Đấng Giác Ngộ. Người là ai? Đã xuất hiện từ bao giờ?

– Thưa ẩn sĩ, Đấng Giác Ngộ Sumedha là bậc Đại Hiền Triết, Đấng Chánh Đẳng Chánh Giác, là bậc Đạo Sư vĩ đại giữa nhân thiên. Cách đây tám năm, Người đã chuyển vận bánh xe Pháp Bảo tại thành phố Sudassana. Người đã tuyên giảng Tứ Thánh Đế – bốn sự thật nhiệm màu, Bát Chánh Đạo – con đường cao thượng đưa đến bình an bất diệt. Bất cứ ai đảnh lễ Người đều được phúc lành vô lượng…

– Ôi, Đấng Giác Ngộ đã xuất hiện giáo hóa tám năm rồi mà ta không biết. Xin cảm tạ bác.

Ngay lập tức, Ngài tạm biệt khu rừng, cất bước lên đường tìm đến Đấng Giác Ngộ mà Ngài vẫn hằng mong đợi bấy lâu.

Tôn giả Đại Ca Diếp – Lòng từ bi của Ngài khiến đất trời phải cảm động

Con đường từ khu rừng già đến kinh thành mất cả tuần đi bộ. Ban ngày Ngài khất thực dọc đường, đêm đến nghỉ lại tại các làng mạc và thị trấn. Mỗi nơi đặt chân tới, Ngài đều được nghe dân chúng kể về Đức Thế Tôn với lòng kính tin vô bờ. Trong lòng vị ẩn sĩ, niềm mong đợi lại càng thêm mãnh liệt.

Sau nhiều ngày đêm độc hành, Ngài đến kinh thành Candavati khi trời đã tối. Vị ẩn sĩ xin phép được yết kiến Đức Thế Tôn Sumedha. Dưới ánh trăng, hương thất của Thế Tôn tỏa ra ánh sáng dịu nhẹ.

– Kính Bạch Đức Thế Tôn, đã từ rất lâu con hằng mong đợi để được gặp Thế Tôn. Xin Người ban cho con những lời dạy bảo.

– Lành thay, này vị ẩn sĩ. – Đức Thế Tôn nhẹ nhàng đáp lời.

Đêm hôm đó, Ngài đã đem tất cả những điều trăn trở suốt bao nhiêu tháng năm ròng rã tu hành để hỏi đức Thế Tôn. Ngài hỏi về kiếp sống, tái sinh, luân hồi, khổ đau, các cảnh giới chứng ngộ… Những câu hỏi vô cùng sâu xa, vi tế mà chưa một lý luận nào chứng minh, chưa một vị đạo sư nào trên đời có thể trả lời được.

Thế nhưng, Đức Thế Tôn đã điềm tĩnh trả lời từng điểm, từng ý rất rõ ràng và chi tiết. Người gióng lên tiếng trống Pháp oai lực xóa tan hết mây mù của nghi ngờ, thành kiến và mở toang cánh cửa bước vào khoảng trời bao la của sự giác ngộ.

Đêm tàn canh, khi tia nắng bình minh đầu tiên rọi tới, vị ẩn sĩ xúc động đảnh lễ dưới chân Đức Thế Tôn và cất lên lời tán thán:

– Kính lạy Đức Thế Tôn, Người là vì tinh tú chói ngời sáng soi thế gian tăm tối, Người đã giương lên ngọn cờ chiến thắng vô minh chấp ngã để chúng sinh hướng về quy ngưỡng, Người là hải đảo cho tất cả chúng con trở về nương tựa giữa bão bùng, giông tố của biển trầm luân sinh tử.

– Kính Lạy Đấng Thiện Thệ, Người cao thượng hơn tất cả và thấu đạt tất cả. Người vì lòng bi mẫn mà tuyên giảng chân lý tiếp độ quần sinh, cho chúng con được uống dòng sữa Pháp thiêng liêng, được thấm nhuần hương vị giải thoát.

– Kính Lạy Đấng Toàn Giác, đại dương tuy muôn trùng thẳm sâu, trái đất dù mênh mông rộng lớn, hư không dù bao la nhường nào vẫn có thể đo lường, tính đếm được. Nhưng trí tuệ, phạm hạnh, công đức của Người là vô biên vô lượng.

– Kính Lạy Đấng Đại Hùng, chúng con hiểu rằng thế gian này là vô thường hư ảo, chúng sinh ngày ngày chìm đắm trong vô minh chưa tự thoát ra. Từ đây, chúng con đã có ánh Sáng từ bi của Người dẫn lối. Niềm Tin Kính của chúng con dâng đến Người là tuyệt đối sâu đậm. Nguyện nghìn đời chúng con luôn yêu kính Phật thiết tha, nguyện tất cả chúng sinh đều được quy y dưới chân Người, để tất cả cùng nương về trong Chánh Pháp.

Đức Thế Tôn Sumedha từ ái nhìn vị ẩn sĩ, rồi Người nói lên lời thọ ký:

– Lành thay, này vị ẩn sĩ. Con đã tán thán Như Lai bằng tâm tịnh tín chân thành. Con sẽ thành tựu nhiều quả báo lành và cuối cùng sẽ đạt đến được sự giác ngộ giải thoát.

Ngài đón nhận lời thọ ký và đảnh lễ dưới chân Đức Thế Tôn thật lâu với niềm hạnh phúc vô ngần.

Từ đó trong vô lượng kiếp, Ngài luôn được tái sinh giữa cõi trời và cõi người, xa lìa khổ cảnh, vô số lần làm vua của các đất nước rộng lớn, nhiều lần trở thành Chuyển Luân Thánh Vương trị vì cả cõi đất. Kiếp nào, Ngài cũng đầy phước đức, tâm tư hiền thiện và trí tuệ linh mẫn.

Cho đến thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài trở thành đệ tử xuất gia trong giáo Pháp của Người, đạt được Túc Mạng Minh tối thắng và chứng đắc quả vị giác ngộ tột cùng khi chỉ mới bảy tuổi…

  Trích “Thánh độ mệnh – Tôn giả Sobhita”.

Bài viết cùng chuyên mục
Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện các vì sao
Nhân vật phật giáo

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện các vì sao

Câu chuyện này, khi ở tại Kỳ Viên, bậc đạo Sư đã...

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện rượu mạnh
Nhân vật phật giáo

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện rượu mạnh

Câu chuyện này, khi ở tại Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã...

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện kẻ làm hại vườn
Nhân vật phật giáo

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện kẻ làm hại vườn

Bậc thiện không làm hại…, Câu chuyện này, tại một làng nhỏ...

Thực hành pháp tu niệm Phật từ thời đại Đức Thích Ca
Nhân vật phật giáo

Thực hành pháp tu niệm Phật từ thời đại Đức Thích Ca

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana. Tại đấy, Thế...

Học hạnh xả ly của Đức Phật qua 6 lời giải đáp vua cha Tịnh Phạn
Nhân vật phật giáo

Học hạnh xả ly của Đức Phật qua 6 lời giải đáp vua cha Tịnh Phạn

Thái tử đáp lời vua cha: “Thưa phụ vương, con sẽ chỉ...

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện con muỗi
Nhân vật phật giáo

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện con muỗi

Câu chuyện này, khi bộ hành ở xứ Ma-kiệt-đà, bậc Ðạo Sư...

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện nữ tỳ Rohini
Nhân vật phật giáo

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện nữ tỳ Rohini

Câu chuyện này, khi ở tại Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã...

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện chim bồ câu
Nhân vật phật giáo

Câu chuyện tiền thân Đức Phật: Chuyện chim bồ câu

Câu chuyện này khi ở Kỳ Viên, bậc Ðạo sư đã kể...