Trang chủ Phật giáo Kinh phật Nguyên nhân Phật nói Chú Lăng Nghiêm
Kinh phật

Nguyên nhân Phật nói Chú Lăng Nghiêm

Chia sẻ
Nguyên nhân Phật nói Chú Lăng Nghiêm
Chia sẻ

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Kinh Phật

Theo lệ thường, mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy, là ngày mãn hạ, chư Tăng cùng trong tự tứ, để rửa sạch những hành vi lỗi lầm và những tư tưởng không tốt, giúp cho giới thể được thanh tịnh, vì trong ba tháng kết hạ an cư, chư Tăng đều thúc liễm thân tâm, trau giồi giới hạnh, tích công lũy đức, nên đến ngày mãn hạ, các hành Phật tử cư sĩ đều đua nhau sắm đủ các món trai diên, thỉnh như tăng đến cúng dường, để gieo trồng cội phúc.

Hôm ấy, nhằm ngày húy nhật của Tiên Hoàng, nên vua Ba-Tư-Nặc sắm đủ các món trân tu mỹ vị rất linh đình, rồi chính vua thân hành đến rước Phật và chư Tăng về cúng dường.

Bài liên quan

Người trì chú Lăng Nghiêm thì không thể có vợ hoặc có vợ rồi mà trì chú này cũng sẽ dẫn tới ly dị?

Cũng hôm ấy, các hành trưởng giả, cư sĩ đều sắm đủ thức cơm chay, cung thỉnh chư Tăng đến cúng dường. Phật bảo Ngài Văn thù chia ban, để đi đến từng nhà thọ cúng.

Trong lúc ấy, Ngài A nan vì đã chịu người thỉnh riêng trước, nên trở về chẳng kịp để dự vào hàng chúng Tăng thọ cúng.

Ngài mang bình bát đi vào thành, oai nghi, tề chỉnh, bộ điệu chẫm rãi, qua từng nhà một để khất thực. Với tâm bình đẳng, Ngài muốn làm phước điền cho tất cả mọi người, không phân biệt bậc quý phái hay hạng bình dân. Ngài chỉ mong gặp những người chưa biết làm phước, hôm nay phát tâm cúng dường, để họ được ương trồng hạt giống lành, đặng ngày sau hưởng quả.

Vì lòng từ bi bình đẳng không lựa chọn, nên Ngài tuần tự trải qua các xóm làng. Không may Ngài gặp nhà tín nữ ngoại đạo, tên Ma-Đăng-Già, dùng phép huyễn thuật là thần chú của Ta-Tỳ-Ca-La Tiên Phạm-thiên, bắt vào phòng, dùng đủ lời dịu ngọt, vuốt ve mơn trớn, ép uổng về tình duyên!

Bài liên quan

Phật tử tại gia có nên tụng chú Lăng Nghiêm không?

A nan bị nạn, hết sức buồn rầu! Ngài chắp tay niệm Phật, hướng về Đức Chí-tôn cầu cứu ! Đức Phật biết A nan bị nạn, nên khi thọ trai xong không kịp thuyết pháp, liền trở về tịnh xá ngồi kiết già, nên đành phóng hào quang ấy có ngàn cánh, trên hoa sen có đức Hóa Phật ngồi kiết già, nói thần chú Lăng Nghiêm.

Phật bảo Ngài Văn thù đem thần chú ấy đi đến chỗ tên Ma-Đăng-gìa, để phá trừ tà chú, cứu nạn cho A nan.

Bài viết cùng chuyên mục
Kinh trừ rắn độc
Kinh phật

Kinh trừ rắn độc

Tu tập ở núi rừng, hang động, những nơi thâm sơn cùng...

Kinh lòng ham muốn dẫn đến đau khổ
Kinh phật

Kinh lòng ham muốn dẫn đến đau khổ

Kinh lòng ham muốn dẫn đến đau khổ (Hán ngữ: Sở dục chí...

Kinh tụng hằng ngày: Kinh giáo hoá người bệnh
Kinh phật

Kinh tụng hằng ngày: Kinh giáo hoá người bệnh

Một hôm trưởng giả Cấp Cô Độc bị bệnh nặng, tôn giả...

Kinh Kim Cang bản dịch tiếng Việt, dễ hiểu với đại chúng Phật tử
Kinh phật

Kinh Kim Cang bản dịch tiếng Việt, dễ hiểu với đại chúng Phật tử

Bạn nên đọc thêm: – Về xuất xứ, ý nghĩa của Kinh...

Nội dung kinh Bát Phật Danh Hiệu
Kinh phật

Nội dung kinh Bát Phật Danh Hiệu

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn vì vô lượng vô số trăm...

Kinh trung đạo nhân duyên
Kinh phật

Kinh trung đạo nhân duyên

Sau khi đảnh lễ dưới chân Bụt, đại đức lui về một...

Đức Phật thuyết Kinh Pháp Diệt Tận
Kinh phật

Đức Phật thuyết Kinh Pháp Diệt Tận

Như thật tôi nghe, một thời Đức Phật ở thành Câu-thi-na. Như...

Nội dung và khái quát Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
Kinh phật

Nội dung và khái quát Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

“Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật...