Trang chủ Phật giáo Kinh phật Bài kinh: Nhân quả vây bắt cá
Kinh phật

Bài kinh: Nhân quả vây bắt cá

Chia sẻ
Bài kinh: Nhân quả vây bắt cá
Chia sẻ

Bấy giờ Tôn giả Lặc-xoa-na sáng sớm đi đến chỗ Tôn giả Mục-kiền-liên, mời Tôn giả Mục-kiền-liên đi ra khỏi núi Kỳ-xà-quật, vào thành Vương Xá khất thực. Tôn giả Mục-kiền-liên im lặng nhận lời. Cả hai Tôn giả cùng ra khỏi núi Kỳ-xà-quật, vào thành Vương Xá khất thực. Đi đến một nơi, Tôn giả Mục-kiền-liên trong tâm khởi niệm, liền vui vẻ mỉm cười. Tôn giả Lặc-xoa-na thấy Tôn giả Mục-kiền-liên mỉm cười liền hỏi: Khi đức Phật và các đệ tử vui tươi mỉm cười không phải không có duyên cớ. Hôm nay, Tôn giả do duyên cớ gì lại mỉm cười như vậy?

Tôn giả Mục-kiền-liên đáp:

– Câu hỏi chưa đúng lúc, chờ khất thực xong, trở về chỗ Thế Tôn sẽ hỏi việc nầy, lúc ấy nên hỏi. 

Hai Tôn giả vào thành Vương Xá khất thực xong, ăn xong, trở về rửa chân, cất y bát rồi cùng đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ chân Phật, rồi lui ngồi một bên. (1 chuông)

Tôn giả Lặc-xoa-na hỏi Tôn giả Mục-kiền-liên:

– Sáng nay tôi cùng với Thầy vào thành Vương Xá khất thực, đến một chỗ nọ, Thầy lại vui vẻ mỉm cười, tôi liền hỏi Thầy cười việc gì. Thầy nói tôi hỏi không đúng lúc. Nay tôi hỏi vì nhân duyên gì mà Thầy vui vẻ mỉm cười?

Tôn giả Mục-kiền-liên đáp:

– Giữa đường tôi thấy một chúng sanh lấy cái lưới đồng hoặc sắt tự quấn thân, lửa thường cháy đỏ trở lại đốt thân người ấy, đau đớn tận xương tủy, đi giữa hư không. (1 chuông)

Phật bảo các Tỳ-kheo:

– Chúng sanh nầy thời quá khứ ở thành Vương Xá làm người bắt cá. Do tội kia nên đọa vào địa ngục chịu vô lượng khổ, tội báo địa ngục còn sót lại nên nay vị ấy phải mang cái thân nầy và tiếp tục chịu khổ.

Này các Tỳ-kheo! Như Đại Mục-kiền-liên thấy là chơn thật không sai. Các Thầy phải nên ghi nhớ.

Phật nói kinh nầy xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành. (3 chuông)

Trích soạn từ: Đại tạng kinh Việt Nam, Kinh Tạp A-hàm Tập 2, kinh số 519, tr. 315-316, Việt dịch: Hòa thượng Thích Thiện Siêu và Hòa thượng Thích Thanh Từ, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, Phật lịch: 2538 – Dương lịch: 1994.

Bài viết cùng chuyên mục
Kinh trừ rắn độc
Kinh phật

Kinh trừ rắn độc

Tu tập ở núi rừng, hang động, những nơi thâm sơn cùng...

Kinh lòng ham muốn dẫn đến đau khổ
Kinh phật

Kinh lòng ham muốn dẫn đến đau khổ

Kinh lòng ham muốn dẫn đến đau khổ (Hán ngữ: Sở dục chí...

Kinh tụng hằng ngày: Kinh giáo hoá người bệnh
Kinh phật

Kinh tụng hằng ngày: Kinh giáo hoá người bệnh

Một hôm trưởng giả Cấp Cô Độc bị bệnh nặng, tôn giả...

Kinh Kim Cang bản dịch tiếng Việt, dễ hiểu với đại chúng Phật tử
Kinh phật

Kinh Kim Cang bản dịch tiếng Việt, dễ hiểu với đại chúng Phật tử

Bạn nên đọc thêm: – Về xuất xứ, ý nghĩa của Kinh...

Nội dung kinh Bát Phật Danh Hiệu
Kinh phật

Nội dung kinh Bát Phật Danh Hiệu

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn vì vô lượng vô số trăm...

Kinh trung đạo nhân duyên
Kinh phật

Kinh trung đạo nhân duyên

Sau khi đảnh lễ dưới chân Bụt, đại đức lui về một...

Đức Phật thuyết Kinh Pháp Diệt Tận
Kinh phật

Đức Phật thuyết Kinh Pháp Diệt Tận

Như thật tôi nghe, một thời Đức Phật ở thành Câu-thi-na. Như...

Nội dung và khái quát Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
Kinh phật

Nội dung và khái quát Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

“Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật...