Trang chủ Tâm Linh Chùa Việt Chiêm bái chùa Đen trong mưa xuân Bắc Bộ
Chùa Việt

Chiêm bái chùa Đen trong mưa xuân Bắc Bộ

Chia sẻ
Chiêm bái chùa Đen trong mưa xuân Bắc Bộ
Chia sẻ

Có mặt tại chùa Đen đầu Xuân, trong lất phất mưa phùn nghe tiếng mõ ngân vang, tiếng cầu khấn hoà vào nhau tạo nên một âm thanh đặc trưng của ngôi chùa làng yên tĩnh.

Chùa Đen được xây dựng cách đây 100 năm, nơi đây là điểm sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của làng, của vùng. Cũng tại ngôi chùa này Hoà thượng Thích Minh Luân đã theo tu và xuất gia theo nhà Phật. Được sự tín nhiệm của dân làng, cụ ông thân sinh ra Hoà thượng Thích Minh Luân được giao trông coi ngôi chùa. Sau khi cụ ông mất, không có ai đứng ra trông coi, lúc này ông Nguyễn Văn Đán (gọi cụ thân sinh ra Hoà thượng Thích Minh Luân là bác ruột) đứng ra trông coi. 

Công việc của ông Đán trông coi chùa đã trên 25 năm, nhưng ông không bao giờ phàn nàn và có ý định từ bỏ. Ông cho biết: Có lẽ cái duyên của tôi và gia đình với đức Phật lớn quá nên tôi đã theo Phật. Tuy không xuất gia nhưng tư tưởng và việc làm của ông và gia đình luôn thực hiện theo giáo lý nhà Phật. Tuy là ngôi chùa thuộc gia đình quản lý, nhưng chưa bao giờ ông lợi dụng để thu lợi bất chính. Ngôi nhà nhỏ của vợ chồng ông và những vật dụng đơn sơ và cuộc sống đạm bạc nằm ngay cạnh ngôi chùa đã nói lên tất cả.

Chùa Đen ngày trước có diện tích gần 1 mẫu Bắc bộ, nhưng do chủ trương giãn dân của chính quyền và ngôi chùa không nằm trong diện quản lý của địa phương nên phần lớn đất của ngôi chùa được chia cho dân ở và làm ruộng. Hiện nay ngôi chùa chỉ còn khoảng 60m2 quay theo hướng chính Tây. Năm 2002 do ngôi chùa xuống cấp và có nguy cơ đổ nát. Gia đình ông Đán đã vay mượn và các phật tử gần xa đã đóng góp trên 500 triệu đồng và ngày công lao động để xây dựng lại ngôi chùa và mua sắm các đồ thờ tự.
Chùa Đen hiện nay có 3 gian gồm: Tam Bảo, ban đức Ông và Mẫu. Trong khuôn viên của chùa được trồng nhiều cây ăn quả và cây cảnh, phía trước ngôi chùa là một chiếc ao rộng và hàng cau chạy dài thẳng tắp khiến cho cảnh vật ở đây yên tĩnh, gần gũi và mang hơi thở của một ngôi chùa gia đình. Tuy là một ngôi chùa nhỏ, nhưng có tiếng linh thiêng nhất vùng, do vậy, vào tuần, Rằm và lễ Tết, chùa Đen lại tất bật đón khách và phật tử khắp mọi nơi về chiêm bái và lễ Phật. 

Những hạt mưa xuân ngày càng nặng hạt khi về buổi xế chiều. Những phật tử cũng đã hoàn thành việc dâng sao giải hạn và xin phép ra về. Chỉ còn lại vợ chồng ông Đán trong ngôi chùa lạnh lẽo nhưng ấm áp tình đạo Phật và tình người.

Đức Tuỳ

Bài viết cùng chuyên mục
Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt
Chùa Việt

Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt

Chương trình được tổ chức dưới sự chứng minh của Đại đức...

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan
Chùa Việt

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn...

Chùa Trầm Hương
Chùa Việt

Chùa Trầm Hương

Bấy giờ làm nhang bằng tay, phải tốn nhiều thời gian mới...

Giai thoại chùa Phật Nhỏ
Chùa Việt

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận Thất Bửu Tự do Hòa thượng...

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương
Chùa Việt

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương

Chùa Tân Thanh, Lạng  Sơn Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có...

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu
Chùa Việt

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu

Tấm bia đứng sừng sững ờ một góc sân chùa. Dòng chữ...

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala
Chùa Việt

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala

Sau hơn 03 năm (năm 2013) khởi công xây dựng bằng bê...

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình
Chùa Việt

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình

Chùa Bích Động tên khai nguyên là Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng,...