Trang chủ Tâm Linh Chùa Việt Chiêm bái chùa đá Nhỡn Long
Chùa Việt

Chiêm bái chùa đá Nhỡn Long

Chia sẻ
Chiêm bái chùa đá Nhỡn Long
Chia sẻ

Tiếp chúng tôi tại ngôi chùa chính, ông Trần Văn Chiến – người trông coi chùa cho biết: chùa Nhỡn Long được tọa lạc trên một gò đất cao cạnh sông Đào (một nhánh của sông Châu Giang). Ngôi chùa này có tên gọi đầy đủ là Nhãn Long cổ tự. Chùa có truyền thuyết ly kỳ và thờ duy nhất một tượng Phật, nhân dân lấy tên là tượng Phật Quan Âm tọa sơn. Do kinh tế còn khó khăn, nên mọi người trong làng lấy lá mía làm mái lợp và tre làm vách lập bàn thờ. Hàng ngày nhân dân, từ già trẻ, trai gái ai đi làm đồng về qua đều qua thắp hương. Mỗi khi đi làm ăn xa hoặc ra khỏi làng, mọi người đều vào thắp hương may mắn. Đặc biệt vào các ngày lễ Tết, con dân cháu làng đều dâng lễ để cầu sức khỏe, mùa màng tốt tươi, làm ăn thuận lợi và quốc thái dân an. 

Với đặc thù là mảnh đất trung du miền núi đá Đọi Sơn, nên nhân dân địa phương đã cất công lên núi chọn những khối đá to, đẹp và chắc chắn mang về đục đẽo thành các cột to nhỏ khác nhau. Sau đó tiến hành xây cất chùa Nhỡn Long mới. Toàn bộ 24 cột chính, cột phụ tạo lên khung của ngôi chùa Nhỡn Long đều làm bằng cột đá. Trên các cột được đục in hình rồng nhả ngọc, các câu đối được khắc chữ nổi thủ công bằng tay. Hiện tại ngôi chùa còn lưu giữ được đôi lục bình bằng đá cổ, 3 tấm bia bằng đá cổ, toà Cửu long, pho tượng Quan Âm tọa sơn; tòa Cửu Long đồ sộ; quả chuông năm Hoàng triều Trị Nguyên (1840) và bức cuốn thư. 

Tuy nhiên, hiện trạng xuống cấp của ngôi chùa cổ Nhỡn Long đang là vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay. Nếu như các cơ quan, ngành chức năng từ xã Tiên Hiệp, thành phố Phủ Lý và tỉnh Hà Nam không có hướng trùng tu, tôn tạo và tu bổ kịp thời thì nguy cơ ngôi chùa cổ bằng đá Nhỡn Long bị xoá sổ là điều có thể xảy ra. Quan trọng hơn là nhân dân và các phật tử gần xa sẽ không còn nơi thờ tự, nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hoá và du khách không còn được chiêm bái vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa đá.

Đức Tuỳ

Bài viết cùng chuyên mục
Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt
Chùa Việt

Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt

Chương trình được tổ chức dưới sự chứng minh của Đại đức...

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan
Chùa Việt

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn...

Chùa Trầm Hương
Chùa Việt

Chùa Trầm Hương

Bấy giờ làm nhang bằng tay, phải tốn nhiều thời gian mới...

Giai thoại chùa Phật Nhỏ
Chùa Việt

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận Thất Bửu Tự do Hòa thượng...

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương
Chùa Việt

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương

Chùa Tân Thanh, Lạng  Sơn Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có...

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu
Chùa Việt

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu

Tấm bia đứng sừng sững ờ một góc sân chùa. Dòng chữ...

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala
Chùa Việt

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala

Sau hơn 03 năm (năm 2013) khởi công xây dựng bằng bê...

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình
Chùa Việt

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình

Chùa Bích Động tên khai nguyên là Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng,...