Trang chủ Tâm Linh Chùa Việt Chùa Nguyên Hòa tỉnh Vĩnh Phúc
Chùa Việt

Chùa Nguyên Hòa tỉnh Vĩnh Phúc

Chia sẻ
Chùa Nguyên Hòa tỉnh Vĩnh Phúc
Chia sẻ

Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ được du nhập vào nước ta từ rất sớm (từ trước Công Nguyên) nhưng đến đời nhà Lý (thế kỷ XI) mới phát triển cực thịnh và trở thành quốc giáo.

Chùa Nguyên Hòa thuộc loại di tích nghệ thuật. Chùa được xây dựng từ rất lâu và đỡ trở thành một nơi sinh hoạt tôn giáo rất linh thiêng, nổi tiếng cả một vùng Bạch Hạc.

Chùa được xây dựng làm nơi thờ Phật – Đây là giáo đường của Phật giáo. Từ khi chùa Nguyên Hòa được xây dựng luôn có các tín đồ, tăng, ni, phật tử đến tu hành, hiện nay trên bàn thờ Tổ của chùa còn có tượng và ảnh của các vị trụ trì chùa như nhà sư: Thích Đàm Thành, Thích Đàm Định; Thích Đàm Thứ; Thích Đàm Duyên; Thích Đàm Tuất…Hiện nay trụ trì chùa là nhà sư Thích Đàm Thu.

Theo nhân dân địa phương, trước đây chùa Nguyên Hòa được xây dựng trên một khu đất cao ráo, thoáng đãng và rộng rãi, cách địa diểm di tích hiện nay khoảng 200m2. Chùa được xây dựng bề thế, khang trang,bao quanh là cây cối xem tốt. Trong chùa có rất nhiều tượng cổ bằng gỗ, bằng đá…đặc biệt là hệ thống bia đá rất nhiều. Ngoài ra còn có nhà Tổ, nhà Mẫu, Năm 1993 chùa được tu sửa cho khang trang hơn và đúc chuông. Hiện chuông vẫn còn được giữ tại chùa.

Chùa Nguyên Hòa không chỉ là một trung tâm tôn giáo của nhân dân trong vùng mà còn là nơi hội họp, hoạt động của cán bộ cách mạng. Các nhà sư trụ trì chùa đã tham gia hoạt động, nuôi giấu các cán bộ cách mạng ở đây đến năm 1947, sau đó giặc Pháp đã phát hiện ra nên đã tốt phá chùa…

Trước tình hình đó nhân dân địa phương đã đóng góp sức người, sức của để khôi phục, tôn tạo lại chùa và từ đó chùa Nguyên Hòa luôn được các vị sư trụ trì và nhân dân trong vùng bào vệ, giữ gìn. Đến năm 1965 chùa tiếp tục tu sửa phần mái; năm 1999 (Phật lịch 2542) chùa được đại tu cả phần mái và tường bao, đồng thời xây thêm hai bên tả ngôi chùa làm nơi thờ Tổ và thờ Mẫu.

Phía trước chùa là khoảng rộng, nền lát gạch vuông đỏ, trồng nhiều cây cảnh để lấy bóng mát và làm đẹp thêm cảnh quan chùa. Kiến trúc chùa Nguyên Hòa tuy đơn giản nhưng chắc chắn, mái lợp ngói mui truyền thống, các vì kèo làm theo kiểu “quá giang gối tường”. Trên các bẩy có chạm nổi hình rồng uốn lượn và vân mây. Hệ thống tượng cổ tuy không còn nhiều nhưng được tạo bằng chất liệu tốt, dáng tượng thanh nhã, sơn son thiếp vàng lộng lẫy, bền đẹp.

Chùa Nguyên Hòa thờ Phật theo phái Đại Thừa, từ chức năng đó mà hướng chúng sinh lấy thiện trừ ác, kết y thành nền đạo đức xã hội. Trong những năm gần đây chùa Nguyên Hòa dần được cải tạo, hoàn thiện và ngày càng thu hút được đông đảo tín đồ phật tử xa gần đến vãn cảnh, lễ Phật. 

Hiện tại, tất cả các ngày trong tháng đều mở cửa để nhân dân địa phương và du khách thập phương đến lễ Phật, đồng thời chùa được các cấp chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm, bảo vệ, tôn tạo nên luôn thoáng mát sạch sẽ, xung quanh chùa có hệ thống tường bảo đảm an toàn.

Chùa Nguyên Hòa đã được đăng ký trong danh mục kiểm kê di tích tỉnh Vĩnh Phúc năm 1998. Theo chương IV mục I Luật Di sản Văn Hóa của nước CHXHCN Việt Nam, chùa Nguyên Hòa có đủ điều kiện để được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.

Tin, ảnh: Diệu Thái

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

  • Kiến trúc nghệ thuật những ngôi cổ tự tại Hưng Yên

  • Vãn cảnh Tổ đình Trung Hậu

  • Bổ Đà ngôi chùa độc đáo cổ kính nhất vùng Kinh Bắc


Bài viết cùng chuyên mục
Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt
Chùa Việt

Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt

Chương trình được tổ chức dưới sự chứng minh của Đại đức...

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan
Chùa Việt

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn...

Chùa Trầm Hương
Chùa Việt

Chùa Trầm Hương

Bấy giờ làm nhang bằng tay, phải tốn nhiều thời gian mới...

Giai thoại chùa Phật Nhỏ
Chùa Việt

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận Thất Bửu Tự do Hòa thượng...

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương
Chùa Việt

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương

Chùa Tân Thanh, Lạng  Sơn Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có...

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu
Chùa Việt

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu

Tấm bia đứng sừng sững ờ một góc sân chùa. Dòng chữ...

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala
Chùa Việt

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala

Sau hơn 03 năm (năm 2013) khởi công xây dựng bằng bê...

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình
Chùa Việt

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình

Chùa Bích Động tên khai nguyên là Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng,...