Trang chủ Tâm Linh Chùa Việt Chùa Thiền Sơn (Khánh Hòa)
Chùa Việt

Chùa Thiền Sơn (Khánh Hòa)

Chia sẻ
Chùa Thiền Sơn (Khánh Hòa)
Chia sẻ

Normal0falsefalsefalseMicrosoftInternetExplorer4

Chùa Thiền Sơn, còn gọi là chùa Lỗ Mây tọa lạc dưới chân hòn Ðộc (hòn Một) thuộc thôn Trường Lộc, xã Ninh Hưng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Chùa do Hòa thượng Thích Nhơn Sơn húy thượng Trừng hạ Nghệ, tự Thiện Tinh đời thứ 42 dòng Lâm Tế Chánh tông khai sơn, khoảng đầu thế kỷ XX. Tổ khai sơn thế danh Nguyễn Du còn gọi là Nguyễn Phát,  sinh năm 1888, tại Bồng Sơn, tỉnh Bình Ðịnh. Năm 20 tuổi Ngài cùng mẹ và hai chị gái rời quê hương vào Trường Lộc, Ninh Hòa khai khẩn đất hoang lập nghiệp. Chàng thanh niên 20 tuổi này đã cùng một số hộ cùng gia đình mình đến Lỗ Mây cuối thôn Trường Lộc, lập ấp mới mang tên là ấp Bình Tây. Bình là Bình Định, Tây: phía Tây Trường Lộc.

Sở dĩ địa danh này có tên là Lỗ Mây vì đây là một trảng Mây rắc ngút ngàn là nơi cư trú của các thú dữ cọp, beo, báo, sói…Như thế Tổ Nhơn Sơn không chỉ là Tổ Khai sơn chùa Thiền Sơn (Lỗ Mây) mà Tổ còn là thành hoàng khai khẩn ấp Bình Tây (Trường Lộc).

 Di tích lịch sử chùa Thiền Sơn

Một thời gian sau, do nhiều biến cố của thời thế ảnh hưởng đến cuộc đời, Ngài xin phép mẹ xuất gia đầu Phât với Tổ Phước Tường, đời thứ 41 dòng Lâm Tế chánh tông, tại chùa Thiên Bửu (Điềm Tịnh) được Tổ thương mến vì đạo hạnh khắc khổ và lòng hiếu thảo của ngài, nên cho phép Ngài khai sơn ngôi chùa nơi vùng đất Lỗ Mây (Bình Tây) và an danh là chùa Thiền Sơn (chùa tu Thiền trên núi). Do đó chùa Thiền Sơn còn có tên là chùa Lỗ Mây hoặc chùa Bửu Phước Thiền Sơn. (Bửu là Thiên Bửu, Phước là Phước Tường, ghép với Thiền Sơn.

 Chùa Thiền Sơn – Di tích lịch sử cách mạng Ninh Hòa

Năm 1932, Tổ Phước Tường viên tịch, vì lòng hiếu đạo với Thầy, Ngài tự nguyện thiền tọa tại Tháp Tổ cư lư trong 100 ngày ngoài trời bất kể nắng mưa. Ai đi ngang qua cũng lấy làm cảm động và quý kính..

Hạnh tu của Ngài là  vân du đây đó hóa độ chúng sinh, mỗi đợt đi vài ba tháng mới về chùa một lần, có khi Ngài về ngồi ngoài tam quan rồi lại đi tiếp nữa. Ngài thường lên ẩn tu non tại Hòn Một, Hòn Lớn. Ăn uống giản dị, một nắm cơm khô, gạo rang, rau rừng, măng tre, nước suối…

Đây cũng là hạnh tu của các bậc cao tăng ở Khánh Hòa đầu thế kỷ XX, trong đó có Bồ tát Quảng Đức (HT.Thích Nhơn Tri) người con Khánh Hòa. Mẹ già và người chị của Ngài đều là người hương khói cho chùa Thiền Sơn. Thân mẫu ngài qua đời ngày 25 tháng Chạp năm Ất Hợi (1935), ngài về thọ tang và cũng ngồi mã cư lư cho đến ngày mãn tang, người gầy chỉ còn da bọc xương và đen như mun. Mãn tang mẹ, ngài gọi các môn đệ đến bên khuyên nhủ hãy bền tâm khắc khổ tu học và cho biết ý nguyện muốn xả thân cầu Ðạo của ngài tại núi Ðá Bàn trong vòng 100 ngày. Ngài xách chiếc va li nhỏ bằng mây lên đường hành đạo những ngày cuối đời. Trên đường ngài dừng chân tại làng Quảng Thiện, xã Ninh An thế độ cho một cư sĩ cải gia lập tự và an danh là  là chùa Long Thọ.

Ngài ngồi thiền định 100 ngày tại gộp Ông Hiệu, núi Ðá Bàn, chỉ ăn hoa trái mà sống.

Đêm 17 tháng Ba năm Mậu Dần (1938) có một  tia sáng lóe lên từ núi Ðá Bàn bay xẹt qua Hòn Lớn với 3 tiếng nổ lớn  làm cho những người đi địu tìm trầm gần đó kinh ngạc, hoảng sợ. Chiều hôm sau có một nhóm người tìm trầm đến gộp đá Ông Hiệu, đó là những đệ tử của ngài, nhưng ngài đã viên tịch, trong tư thế ngồi kiết già trên một tảng đá. Ngài trụ thế 51 năm. Các đệ tử làm lễ hỏa táng ngài tại chỗ rồi lấy tro bỏ vào chiếc va li mây đem về nhập Tháp tại chùa Thiền Sơn. Sau này, Hòa thượng Thích Hạnh Hải – đệ tử của Ngài – trụ trì chùa Thiên Bửu, nguyên Phó Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN thị xã Ninh Hòa đã tân tạo bảo tháp ngài trong khuôn viên vườn tháp Tổ, tại chùa Thiên Bửu (Điềm Tịnh) Ninh Hòa.

 Đại hùng Bảo điện chùa Thiền Sơn

Đệ tử xuất gia của Ngài: Trưởng tử Thích Tâm Bình, tự Bình Đẳng, hiệu Hạnh Giác (Bình Định) và 3 anh em Hòa thượng Thích Hạnh Hải – Tâm Phước, Hạnh Ðịnh – Tâm Tại và Hạnh Ý – Tâm Ðường tại Khánh Hòa.

Chùa Thiền Sơn hơn một thế kỷ qua đã ghi đấu nhiều bậc tiền nhân truyền thừa. Kế tục Tổ Khai sơn,  trước hết là Hòa thượng Thích Nhơn Hưng, tiếp theo là Hòa thượng Thích Nhơn Bảo – tức Thích Vĩnh Thọ; Hòa thượng Thích Nhơn Trì, húy Trừng Hàng,  Đại sư Thích Nhơn Ninh, tục danh là ông Sáu Chỉ, người Bình Định.  Chư huynh đệ kế thế trụ trì chùa Thiền Sơn đều là đệ tử của Tổ Phước Tường  

Trụ trì hiện nay, Đại đức Thích Nhuận Phương, trụ trì từ năm 2008 đến nay.

 ĐĐ.Thích Nhuận Phương đang dâng hương

Là một ngôi chùa cổ, có những đóng góp lớn trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, năm 2001, Trung tâm Quản lý Di tích Danh lam thắng cảnh Khánh Hòa đã xếp hạng chùa Thiền Sơn, xã Ninh Hưng, thị xã Ninh Hòa là Di tích lịch sử ở thị xã Ninh Hòa.

 Tháp Tổ khai sơn chùa Thiền Sơn
 Công Tam quan chùa Thiền Sơn

Trí Bửu
Viết xong ngày 18 tháng 3 Quý Ty, tưởng niệm 75 năm Tổ Nhơn Sơn viên tịch

Bài viết cùng chuyên mục
Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt
Chùa Việt

Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt

Chương trình được tổ chức dưới sự chứng minh của Đại đức...

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan
Chùa Việt

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn...

Chùa Trầm Hương
Chùa Việt

Chùa Trầm Hương

Bấy giờ làm nhang bằng tay, phải tốn nhiều thời gian mới...

Giai thoại chùa Phật Nhỏ
Chùa Việt

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận Thất Bửu Tự do Hòa thượng...

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương
Chùa Việt

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương

Chùa Tân Thanh, Lạng  Sơn Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có...

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu
Chùa Việt

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu

Tấm bia đứng sừng sững ờ một góc sân chùa. Dòng chữ...

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala
Chùa Việt

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala

Sau hơn 03 năm (năm 2013) khởi công xây dựng bằng bê...

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình
Chùa Việt

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình

Chùa Bích Động tên khai nguyên là Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng,...