Trang chủ Tâm Linh Chùa Việt Thái Bình: Ngôi cổ tự linh thiêng được phục dựng
Chùa Việt

Thái Bình: Ngôi cổ tự linh thiêng được phục dựng

Chia sẻ
Thái Bình: Ngôi cổ tự linh thiêng được phục dựng
Chia sẻ

Ngôi cổ tự được xây dựng cách đây nhiều thế kỷ tại vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Nơi đây từng xuất hiện và nuôi dưỡng nhiều bậc anh hùng hào kiệt. Tương truyền, sự tích chùa liên quan đến nàng Mỵ Nương và Mỵ Châu cùng nhiều truyền thuyết ly kỳ. Sự linh thiêng đó khiến người dân ở đây luôn kính trọng và tôn thờ. Đó là Chùa Nương (hay còn gọi là Chùa An Trung) thuộc thôn Trình Trung Tây, xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Chùa nằm cách đường lớn chừng vài trăm mét, đi xuyên qua những ruộng lúa, ruộng màu xanh mơn mởn. Có đi đến tận nơi mới thấy nơi đây phong cảnh hữu tình, xóm làng trù phú yên vui.

Những bậc cao niên trong thôn kể rằng, vùng đất này đã sinh ra nàng Mỵ Nương hiệu Thục Nương, tức Thánh Mẫu Vua Bà Cao Thiện Đại Vương, thiếp của Thục An Dương Vương. Sau đó, bà sinh ra nàng Mỵ Châu tên hiệu Tinh Nhất Nương, tức Thánh tử Hoàng Phi Vua  Nương Đại Vương, vợ của Trọng Thủy. Đó là một câu chuyện tình bi thương trong truyền thuyết của dân tộc Việt Nam. Tương truyền, sau khi Mỵ Nương mất cùng Vua An Dương Vương, chiếc nón của bà trôi về bến sông này nên nhân dân đặt tên là Bến Nàng. Sau đó lập đền thờ bà và đổi tên là Bến Nương. Thôn có Bến Nương được mang tên Thôn Nương. Một hôm, có cây gỗ quý trôi vào bến. Người dân Thôn Nương cho là điềm lành đã vớt cây gỗ về tạc tượng, xây chùa. Chùa được đặt tên là Chùa Nương.

Cụm đình, chùa, miếu Nương nằm trong quần thể với cây đa, ao sen, cầu đá cùng sự linh thiêng luôn là niềm tự hào của người dân sở tại. Trải qua các triều đại, cụm di tích đã nhận được sắc phong. Năm 1930, cụm di tích bị thực dân Pháp tàn phá. Kể từ đó, ngôi cổ tự bị giậu đổ, bìm leo, mặc lòng mưa nắng.

Ngày nay, đất nước đã hòa bình thống nhất, nhân dân được sống trong ấm no, hạnh phúc, việc tái thiết ngôi cổ tự là điều cần thiết, đáp ứng lòng mong mỏi của bà con, tăng ni, phật tử gần xa. Được sự hỗ trợ của Ban trị sự Phật giáo tỉnh Thái Bình, chính quyền các cấp cùng toàn thể nhân dân có lòng hướng Phật, ban kiến thiết Chùa Nương đã khởi công phục dựng ngôi chùa vào ngày 2 tháng 6 năm 2012.

Được sự vận động, đóng góp rất lớn từ phía gia đình ông Trần Việt Tuấn cũng như Công ty TNHH Tân An Bình, sau 9 tháng thi công, đến nay đã hoàn thành giai đoạn một là ngôi Tam Bảo và khuôn viên. Ngày 5 và ngày 6 tháng 4 năm 2013, Chùa Nương đã tổ chức lễ An vị Phật và khánh thành trong niềm hoan hỉ của bà con, tăng ni, phật tử gần xa.

Kim Thanh

Bài viết cùng chuyên mục
Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt
Chùa Việt

Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt

Chương trình được tổ chức dưới sự chứng minh của Đại đức...

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan
Chùa Việt

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn...

Chùa Trầm Hương
Chùa Việt

Chùa Trầm Hương

Bấy giờ làm nhang bằng tay, phải tốn nhiều thời gian mới...

Giai thoại chùa Phật Nhỏ
Chùa Việt

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận Thất Bửu Tự do Hòa thượng...

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương
Chùa Việt

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương

Chùa Tân Thanh, Lạng  Sơn Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có...

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu
Chùa Việt

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu

Tấm bia đứng sừng sững ờ một góc sân chùa. Dòng chữ...

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala
Chùa Việt

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala

Sau hơn 03 năm (năm 2013) khởi công xây dựng bằng bê...

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình
Chùa Việt

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình

Chùa Bích Động tên khai nguyên là Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng,...