Trang chủ Tâm Linh Chùa Việt Tiếng chuông chùa giữa đại dương
Chùa Việt

Tiếng chuông chùa giữa đại dương

Chia sẻ
Tiếng chuông chùa giữa đại dương
Chia sẻ

Chuông chiều trên biển Trường Sa

Không chỉ đất liền, những đảo xa như Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc, Côn Đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa, các ngôi chùa đã không ngừng được dựng lên như cột mốc chủ quyền, để người sống hương khói cầu nguyện và người chết có nơi “đi về trú ngụ”.

Cầu nguyện sóng yên biển lặng

Đánh bắt xa bờ đã trở thành truyền thống lâu đời của người Việt. Sử liệu cho thấy có những người Việt còn sang tận đảo Hawaii giữa Thái Bình Dương để mưu sinh và ở lại lập nghiệp. Riêng ở biển Đông thân thuộc, ngư dân Việt đã dựng các am thờ trên các đảo để cầu nguyện trời phật, tổ tiên độ trì phù hộ mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, đánh bắt được nhiều tôm cá hải sản. Và những ngôi chùa được xây dựng ở quần đảo Trường Sa sau này là sự kế thừa, tiếp nối từ những am thờ đơn sơ xa xưa.

Trường Sa nằm giữa biển khơi hiển nhiên có đảo nổi đảo chìm, có lính và một số đảo lớn có dân, trường học, bệnh viện, nhà nghỉ. Trường Sa còn có cây phong ba biểu tượng, các di tích từ thời chiến tranh, tượng đài, nhà lưu niệm, đường băng máy bay trực thăng, hải đăng hướng dẫn tàu bè, âu tàu cho thuyền ngư dân ra vào trú ngụ tiếp nhiên liệu, các loài chim biển và thú nuôi, gia cầm… Và đặc biệt Trường Sa còn có những ngôi chùa gần gũi đời sống người Việt, đó là những cột mốc chủ quyền văn hóa tâm linh, đêm ngày vang vọng tiếng chuông ngân giữa muôn trùng sóng biếc. Hình ảnh những ngôi chùa linh thiêng và âm thanh tiếng chuông kỳ diệu xa khơi mãi ám ảnh tôi sau mỗi chuyến ra thăm quần đảo máu thịt Tổ quốc thân yêu.

Tiếng chuông chùa ở Trường Sa – Những cột mốc tâm linh chủ quyền

Mái chùa ở Trường Sa trở thành nơi nương náu linh hồn như ngày xưa ngôi nhà của mẹ nuôi dưỡng tuổi thơ mình. Và đó cũng là nguồn cảm hứng cho tôi viết bài thơ “Tiếng chuông chùa giữa đại dương” đã lan tỏa đến nhiều bạn đọc, được một số tỉnh thành chọn đưa vào đề thi tham khảo môn ngữ văn trung học. Những năm gần đây, sau khi thăm quần đảo Trường Sa trở về, mỗi dịp lễ chùa trong tôi lại luôn hiện lên hình ảnh những ngôi chùa cùng những nhà sư, chiến sĩ, ngư dân ở hải đảo đầu sóng ngọn gió. Họ đang thầm lặng canh giữ sự bình yên cho Tổ quốc. Và ngôi chùa âm vang tiếng chuông nguyện cầu không chỉ là một trong những điểm tựa tinh thần cho người đang sống mà còn là nơi trú ngụ cho hồn thiêng những người đã anh dũng hy sinh giữa lòng biển cả.

Sum vầy dưới mái chùa cong cong khói hương

Lần nào lênh đênh trên tàu ra thăm Trường Sa, chúng tôi cũng đến Song Tử Tây đầu tiên. Đây là đảo xa nhất nằm ở cực Bắc quần đảo. Cách nay 45 năm, theo mật lệnh của Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, một đội quân đặc công do Trung tá Mai Năng chỉ huy đã bí mật ra giải phóng Trường Sa, mà Song Tử Tây chính là đảo đầu tiên quân ta tiến chiếm ngày 14-4-1975. Và đây cũng là đảo có ngôi chùa đầu tiên được xây dựng hoành tráng, lớn nhất quần đảo Trường Sa.

Chùa Song Tử Tây hợp cùng tượng đài Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn và ngọn hải đăng sừng sững, tạo thành quần thể kiến trúc, văn hóa độc đáo. Chùa được xây dựng bằng những cột gỗ lớn, lợp ngói nam và các vật liệu chất lượng cao, chống được sự bào mòn của gió muối và sức công phá của bão giông. Kết cấu một gian hai chái, chùa có kiến trúc mái cong giống các ngôi chùa cổ ở đất liền. Hai vị sư thường trực lo mọi hoạt động của chùa, từ kinh sách đến tiếp khách, bảo quản, quét dọn…

Từ ngôi chùa đầu tiên ở đảo Song Tử Tây, đến nay quần đảo Trường Sa xây dựng được thêm 5 ngôi chùa trên các đảo Trường Sa Lớn, Sinh Tồn, Sơn Ca, Nam Yết và mới nhất là chùa Vinh Phúc trên đảo Phan Vinh – tên của vị anh hùng tàu không số thời đánh Mỹ. Tất cả 6 ngôi chùa ở Trường Sa chánh điện đều hướng về thủ đô Hà Nội vọng tưởng cội nguồn dân tộc, và được xây dựng theo phong cách truyền thống Việt Nam. Tương tự chùa Song Tử Tây, các ngôi chùa ở Trường Sa đều được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống với kết cấu một gian hai chái, mái cong vút trời xanh. Vừa là điểm hẹn văn hóa tâm linh của ngư dân mỗi khi đánh bắt hải sản xa bờ trên vùng biển Trường Sa, các ngôi chùa vừa là cột mốc khẳng định chủ quyền lịch sử của dân tộc.

Nếu như chùa Song Tử Tây và chùa Sơn Linh trên đảo Sơn Ca tọa lạc gần ngọn hải đăng, thì chùa Nam Nguyên ở đảo Nam Yết cũng nằm sát bờ biển, trong khi chùa Trường Sa Lớn nằm ngay giữa khu vực trung tâm thị trấn Trường Sa, cạnh đường băng máy bay, đối diện Đài tưởng niệm liệt sĩ và Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, tạo thành cụm kiến trúc văn hóa đặc biệt. Trong khi đó, chùa Sinh Tồn nằm bên các hộ dân, theo Đại tá Chu Ngọc Sáng, Chủ nhiệm Chính trị Vùng 4 Hải quân, chùa có diện tích khoảng 500m2, mang dáng vẻ một ngôi chùa làng quê điển hình ở vùng đồng bằng Bắc bộ, có sân vườn với những cây phong ba, bồ đề và một tấm bia ghi danh 64 liệt sĩ đã hy sinh anh dũng trong trận hải chiến Gạc Ma năm 1988. Đại tá Chu Ngọc Sáng cho biết hàng ngày các cán bộ, chiến sĩ cùng nhân dân trên đảo đều đến thắp hương tưởng nhớ những người đã ngã xuống vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tiếng chuông chùa ở Trường Sa

Bài viết cùng chuyên mục
Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt
Chùa Việt

Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt

Chương trình được tổ chức dưới sự chứng minh của Đại đức...

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan
Chùa Việt

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn...

Chùa Trầm Hương
Chùa Việt

Chùa Trầm Hương

Bấy giờ làm nhang bằng tay, phải tốn nhiều thời gian mới...

Giai thoại chùa Phật Nhỏ
Chùa Việt

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận Thất Bửu Tự do Hòa thượng...

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương
Chùa Việt

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương

Chùa Tân Thanh, Lạng  Sơn Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có...

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu
Chùa Việt

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu

Tấm bia đứng sừng sững ờ một góc sân chùa. Dòng chữ...

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala
Chùa Việt

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala

Sau hơn 03 năm (năm 2013) khởi công xây dựng bằng bê...

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình
Chùa Việt

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình

Chùa Bích Động tên khai nguyên là Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng,...