Trang chủ Tâm Linh Chùa Việt Chùa Thanh Long – nét chùa quê xứ Quảng
Chùa Việt

Chùa Thanh Long – nét chùa quê xứ Quảng

Chia sẻ
Chùa Thanh Long – nét chùa quê xứ Quảng
Chia sẻ

Tôi đã đến chùa Thanh Long nhiều lần nhưng chưa gặp được Sư cô trụ trì – vì bận nhiều Phật sự; trong dịp ghé thăm các chùa để đưa tin về Phật đản Vesak 2019, tôi mới có duyên lành được gặp tiếp chuyện Sư cô trụ trì. Ngồi nơi, nhà rường gỗ, hóng gió hè từ cánh đồng Long Phú, nhấp chung trà thơm, thấy lòng bình an đến lạ thường – chợt nhớ hai câu thơ: Nhân qua trúc viện phùng tăng thoại/Hữu đắc phù sinh bán nhật nhàn. (Hầu chuyện nhà sư trong viện trúc/Phù sinh hưởng tạm nửa ngày nhàn).

Dáng người mảnh khảnh, gương mặt gầy thêm đôi kính cận, tôi cảm nhận được bao nỗi đa đoan Phật sự chùa làng mà Sư cô đang gánh vác. Với chất giọng Quảng đặc trưng, bản thân gắn bó với miền quê từ nhỏ, Sư cô Thích Nữ Huệ Phúc – Trụ trì chùa Thanh Long kể lại những giai đoạn thăng trầm lịch sử hình thành ngôi chùa tại vùng đất này.

Ngôi chùa Thanh Long được khai sơn vào những thập niên đầu thế kỷ 20. Không biết đã bao nhiêu lần di dời do chiến tranh, nhưng theo Sư cô trụ trì, vào thời kháng chiến chống Pháp (trước năm 1945), ngôi chùa ở trên vùng núi cao phía nam vị trí bây giờ gần Tượng Đài Chiến Thắng Núi Thành, có tên là chùa Thanh Sơn, chùa làm tạm bằng tranh tre, vách lá. Sau đó, chùa được chuyển đến thôn Long Phú và được đổi tên là chùa Thanh Long như bây giờ.

Sư cô Huệ Phúc là pháp tử của Ni sư Thích Nữ Hạnh Nguyên – Trụ trì chùa Minh Tân (thị trấn Núi Thành). Năm 2004, chùa Minh Tân bắt đầu trùng tu, theo lời Sư phụ, Sư cô Huệ Phúc phát nguyện hóa duyên tại vùng đất xã Tam Nghĩa, thường xuyên ghé chùa Thanh Long để hướng dẫn Phật tử tu học, được tín đồ nơi đây cảm mến, cung thỉnh Sư cô làm trụ trì vào năm 2006.

“Nhớ thuở ban đầu về chùa Thanh Long làm trụ trì, chùa thì dột trước dột sau, đạo hữu không có mấy người, có được một sào bảy đất ruộng, Sư cô phải tự trồng lúa để có cái ăn qua ngày” – Sư cô Huệ Phúc kể.

Đúng thật vậy, quanh ngôi chùa toàn là những đám ruộng xanh mượt, lưa thưa vài mái nhà của người dân, đời sống tại địa phương cũng còn rất khó khăn so với mặt bằng chung của toàn xã Tam Nghĩa. Đến đây mới thấy được công hạnh của một vị nữ tu trẻ tuổi, có tâm, luôn vượt khó để duy trì mạng mạch Phật pháp.

Năm 2016, Sư cô cũng phát nguyện đại trùng tu lại ngôi chánh điện chùa Thanh Long trang nghiêm, các công trình phụ trợ cũng dần được xây dựng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hiện nay. Khuôn viên chùa không được lớn lắm, nhưng cách bài trí thì rất hợp lý, tạo nên nét riêng của chốn thiền môn xứ Quảng.

Chào tạm biệt Sư cô, tôi ra trước chánh điện, chiêm ngưỡng và đảnh lễ tượng Phật sơ sanh. Lại một mùa Phật đản đã về, cầu chúc cho ngôi chùa Thanh Long ngày một hưng vượng, mong sư cô có nhiều sức khỏe để hoằng truyền Phật pháp.

Bài viết cùng chuyên mục
Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt
Chùa Việt

Ban Văn hoá Phật giáo Sen Vàng tổ chức hành hương thập tự đầu năm 2022 tại thành phố Đà Lạt

Chương trình được tổ chức dưới sự chứng minh của Đại đức...

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan
Chùa Việt

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn nhất tại Thái Lan

Chùa Wat Pho: Nơi chứa đựng bộ sưu tập tượng Phật lớn...

Chùa Trầm Hương
Chùa Việt

Chùa Trầm Hương

Bấy giờ làm nhang bằng tay, phải tốn nhiều thời gian mới...

Giai thoại chùa Phật Nhỏ
Chùa Việt

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận Thất Bửu Tự do Hòa thượng...

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương
Chùa Việt

Ngày xuân vãn cảnh những ngôi chùa ở miền biên cương

Chùa Tân Thanh, Lạng  Sơn Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có...

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu
Chùa Việt

Thăm ngôi chùa cổ, nơi in dấu ấn của cụ Đồ Chiểu

Tấm bia đứng sừng sững ờ một góc sân chùa. Dòng chữ...

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala
Chùa Việt

Sóc Trăng: Chùa Bôtumvongsa Somrông khánh thành ngôi Sala

Sau hơn 03 năm (năm 2013) khởi công xây dựng bằng bê...

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình
Chùa Việt

Đầu xuân vãn cảnh chùa Bích Động, Ninh Bình

Chùa Bích Động tên khai nguyên là Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng,...