Trang chủ Kiến Thức Kỹ năng Để có chỗ thực tập mơ ước
Kỹ năng

Để có chỗ thực tập mơ ước

Chia sẻ
Để có chỗ thực tập mơ ước
Chia sẻ

Để có một chỗ thức tập như mong đợi trong thời hậu khủng hoảng là điều không dễ dàng. Thực tập là quá trình giúp bạn hoàn thiện những kĩ năng cần có cho công việc sau này và cũng là cơ hội giúp bạn có được chỗ làm như ý. Vì vậy hãy nhớ:

1. Không phụ thuộc nhiều vào giới thiệu của nhà trường

Việc tham khảo chỗ thực tập mà nhà trường giới thiệu là tốt nhưng bạn không nên quá dựa dẫm vào chúng. Việc liệt kê danh sách những nơi bạn muốn thực tập, và tham khảo ý kiến từ gia đình, bạn bè cùng giáo viên về chỗ thực tập sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Sau đó, hãy xác định nơi bạn muốn làm, tìm hiểu người phụ trách vị trí bạn muốn làm việc cùng và cố gắng liên lạc trực tiếp với họ về chỗ thực tập.

2. Tìm hiểu nơi thực tập

Tất cả những gì bạn cần biết về nơi thực tập đó là bản thân công ty cũng như sản phẩm và khách hàng của công ty đó, điều này giúp nhà tuyển dụng biết được bạn  đã sẵn sàng trở thành một phần của công ty. Hãy không chỉ thảo luận về kinh nghiệm bạn có được mà cho họ thấy kinh nghiệm đó sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu gì cho công ty.

3. Không mắc lỗi

Mắc lỗi là điều cấm kị trong mọi cuộc phỏng vấn, thái độ nhiệt tình và háo hức sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Ngoài ra, với những người đi thực tập thì lương là một vấn đề khá nhạy cảm, bởi vậy trong giai đoạn này bạn cần nhớ kinh nghiệm có được quan trọng hơn số tiền kiếm được. Vì thế, hãy làm quen với suy nghĩ “làm việc phi lơi nhuận”.

4. Chuẩn bị sẵn một bộ sơ yếu lí lịch

Hãy đem theo một bộ sơ yếu lí lich cùng  thư tự giới thiệu tới nơi bạn muốn xin thực tập. Ghi rõ đĩa chỉ người nhận,  không nên chỉ ghi tên người nhận chung chung. Thảo luận với người phụ trách về cách bạn muốn đóng góp cho công ty đồng thời đề cập tới lý do bạn chọn nó làm nơi thực tập.

5. Luôn sẵn sàng cho một cuộc phỏng vấn qua điện thoại

Rất nhiều nhà tuyển dụng ưa chuộng hình thức này thay vì gặp trực tiếp ứng viên. Tuy nhiên thể hiện bản thân qua điện thoại lại là một chuyện không mấy dễ dàng. Bạn cần đưa ra các câu hỏi và câu trả lời để luôn sẵn sàng cho mỗi cuộc gọi tới, đồng thời hãy nói đủ to, rõ và luôn nở nụ cười trên mặt khi bạn nói chuyện với người phỏng vấn, cho họ thấy bạn  thân thiện và háo hức với công ty của họ.

Bài viết cùng chuyên mục
Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ năng

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp

Trong thời đại toàn cầu hóa, tiếng Anh không chỉ là ngôn...

Kỹ năng

Mặt mũi nào chưa đánh đã thua, phải không? Điều đáng nhớ ngày đầu sự nghiệp

Những ngày nóng nhất Sài Gòn này, con người ai cũng vội...

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên
Kỹ năng

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên

Supervisor là gì? Các Supervisor thường làm việc trong nhiều lĩnh vực...

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc
Kỹ năng

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc

Deadline là gì? Deadline có thể là một ngày, một giờ cụ...

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm
Kỹ năng

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm

Trách nhiệm là gì? Trách nhiệm sẽ luôn là một gánh nặng...

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế
Kỹ năng

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế

Elearning là gì? Hiện nay, trải nghiệm học tập điện tử đã...

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính
Kỹ năng

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính

Thặng dư thương mại là gì? Ví dụ: Nếu Việt Nam xuất...

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Kỹ năng

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình 5 Forces là gì? Bằng cách phân tích các yếu...