Trang chủ Kiến Thức Kỹ năng Chọn nghề qua tính cách
Kỹ năng

Chọn nghề qua tính cách

Chia sẻ
Chọn nghề qua tính cách
Chia sẻ

Mỗi công việc đều đòi hỏi một tính cách phù hợp. Người có tính cách này khi làm việc này thì là điểm mạnh, nhưng nếu làm một việc khác thì đó lại là điểm yếu. Chẳng hạn, người ít nói, sống nội tâm không làm tốt ở công việc đòi hỏi phải xuất hiện thường xuyên trước ban lãnh đạo hay phải phát biểu ở một hội trường đầy nhóc người.

Sau đây là những tính cách phổ biến và công việc tiêu biểu thích hợp theo nghiên cứu của các tổ chức về lao động để các bạn tham khảo:

· Có tính logic, óc tổ chức, thực tế: nên làm nghề quản lý, kế toán, thợ điện, người viết chương trình máy tính.

· Nhạy cảm, khéo tay: nên chọn nghề luật sư, mục sư, y tá hay giáo viên.

· Nhiệt tình, thẳng thắn, tham vọng: nên chọn làm ở đài truyền hình, đài phát thanh hay quảng cáo.

· Lạc quan, tò mò, đầy nhiệt huyết: cần một nghề năng nổ để giữ cho bạn sự thích thú, như hướng dẫn viên du lịch, hay bán hàng.

· Rõ ràng, tỉ mỉ, ngăn nắp: thích hợp với việc nghiên cứu, phân tích hay điều tra nghiên cứu.

· Thích có nhiều quan hệ, độc lập, thích dẫn đầu: nên chọn công việc hướng đến vị trí có nhiều quyền lực như giám đốc điều hành, chủ bút báo hay viên chức chính phủ.

· Giàu tưởng tượng, gây ấn tượng sâu sắc, hay triết lý: những công việc như triết học, sân khấu, họa sĩ hoặc nghề có liên quan đến âm nhạc có thể là sở thích của bạn.

· Hay khuyến khích người khác, nhân hậu, thích cải cách: phù hợp với việc như công tác xã hội, từ thiện.

· Sáng tạo, không thích ép buộc, sâu sắc: thích hợp với nghề tạo hình nghệ thuật, nhiếp ảnh hoặc làm đầu bếp.

Trong khi thực tế có những tính cách phức tạp khác cũng như tính cách luôn được ưa chuộng, chẳng hạn tính siêng năng chịu khó luôn được người sử dụng lao động muốn thuê và bản thân người lao động đó cũng dễ có nhiều cơ hội thành công.

Bài viết cùng chuyên mục
Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ năng

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp

Trong thời đại toàn cầu hóa, tiếng Anh không chỉ là ngôn...

Kỹ năng

Mặt mũi nào chưa đánh đã thua, phải không? Điều đáng nhớ ngày đầu sự nghiệp

Những ngày nóng nhất Sài Gòn này, con người ai cũng vội...

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên
Kỹ năng

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên

Supervisor là gì? Các Supervisor thường làm việc trong nhiều lĩnh vực...

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc
Kỹ năng

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc

Deadline là gì? Deadline có thể là một ngày, một giờ cụ...

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm
Kỹ năng

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm

Trách nhiệm là gì? Trách nhiệm sẽ luôn là một gánh nặng...

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế
Kỹ năng

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế

Elearning là gì? Hiện nay, trải nghiệm học tập điện tử đã...

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính
Kỹ năng

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính

Thặng dư thương mại là gì? Ví dụ: Nếu Việt Nam xuất...

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Kỹ năng

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình 5 Forces là gì? Bằng cách phân tích các yếu...