Trang chủ Kiến Thức Kỹ năng Những tố chất cá nhân cần đưa vào đơn xin việc
Kỹ năng

Những tố chất cá nhân cần đưa vào đơn xin việc

Chia sẻ
Những tố chất cá nhân cần đưa vào đơn xin việc
Chia sẻ

Tố chất cá nhân cần phải được diễn đạt trong đơn xin việc, vậy thì những tố chất cá nhân nào có thể hấp dẫn được nhà tuyển dụng? Nói cách khác, nhà tuyển dụng chú trọng đến những tố chất cá nhân nào?

Khả năng phân tích và quyết đoán: Có thể tìm ra nhiều biện pháp giải quyết vấn đề, có khả năng quyết định nhanh, dũng cảm gánh vác trách nhiệm.

Có khả năng giao tiếp tốt: Có khả năng diễn đạt tốt bằng lời nói hoặc văn bản, giỏi tiếp xúc với tất cả mọi người ở trong và ngoài Công ty.

Tuân thủ các quy định: Luôn nhận thức rằng quy trình thao tác và sự tồn tại của quy chế là để Công ty giành được hiệu quả. Khi chưa được sự đồng ý hay phê chuẩn thì không bao giờ làm trái quy định, lưu tâm đến từng khâu trong công việc.

Khả năng tổ chức hài hoà: Tự nguyện phối hợp hoặc hướng đẫn người khác làm việc. Sẵn sàng tiếp xúc với người khác để làm tốt công việc, luôn duy trì sự thống nhất trong ngoài. Dũng cảm chịu trách nhiệm. Biết nghe người khác góp ý kiến. Biết coi trọng đại cục và phục tùng sự điều động.

Chăm chỉ: Chủ động, nhiệt tình trong công việc.Đối với từng công việc, dù to hay nhỏ đều dốc hết sức mình. Không bao giờ trên tránh khó khăn, trắc trở.

Tinh thần cống hiến: Bằng bất cứ giá nào cũng làm tốt được công việc. Có thể chịu đựng vất vả để hoàn thành nhiệm vụ.
Chú ý đến hiệu quả công việc: Chú ý đến hiệu quả sử dụng tiền bạc, tiềm năng và thời gian.

Tư duy nhạy bén: Biết tùy cơ ứng biến, có phản ứng nhanh nhạy với mọi thông tin. Tính tự hào: luôn luôn cảm thấy vinh dự về Công ty cũng như công việc mình làm.

Chân thực, tin cậy: Làm theo lương tri của mình, chân thành thẳng thắn. Luôn luôn sẵn sàng bảo vệ hình ảnh của mình và của Công ty.

Tố chất của nhân tài không chỉ dừng lại ở những điểm trên. Tuy nhiên “Nhân vô thập toàn”, con người không có ai hoàn thiện cả, không phải là mỗi người đều có thể nổi bật ở tất cả các mặt. Vì vậy cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của bản thân, căn cứ vào yêu cầu của công việc. Ví dụ, làm nhân viên kế toán thì cần phải có tính cẩn thận, luôn luôn suy nghĩ thấu đáo mọi vấn đề, làm hướng dẫn viên du lịch thì cần phải nhiệt tình, biết quan tâm và chăm sóc người khác, làm người dẫn chương trình thì cần phải có khả năng ứng biến giỏi, tính hài hước cao…

Bài viết cùng chuyên mục
Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ năng

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp

Trong thời đại toàn cầu hóa, tiếng Anh không chỉ là ngôn...

Kỹ năng

Mặt mũi nào chưa đánh đã thua, phải không? Điều đáng nhớ ngày đầu sự nghiệp

Những ngày nóng nhất Sài Gòn này, con người ai cũng vội...

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên
Kỹ năng

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên

Supervisor là gì? Các Supervisor thường làm việc trong nhiều lĩnh vực...

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc
Kỹ năng

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc

Deadline là gì? Deadline có thể là một ngày, một giờ cụ...

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm
Kỹ năng

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm

Trách nhiệm là gì? Trách nhiệm sẽ luôn là một gánh nặng...

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế
Kỹ năng

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế

Elearning là gì? Hiện nay, trải nghiệm học tập điện tử đã...

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính
Kỹ năng

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính

Thặng dư thương mại là gì? Ví dụ: Nếu Việt Nam xuất...

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Kỹ năng

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình 5 Forces là gì? Bằng cách phân tích các yếu...