Trang chủ Kiến Thức Kỹ năng Chín điều “tối kỵ” trong phỏng vấn
Kỹ năng

Chín điều “tối kỵ” trong phỏng vấn

Chia sẻ
Chín điều “tối kỵ” trong phỏng vấn
Chia sẻ

1. “Công ty của Ông/Bà làm gì?”

Hãy đặt các câu hỏi thể hiện sự hiểu biết và sự nhiệt tình của bạn nếu được nhận vào công ty, không nên đưa ra các câu hỏi mà bạn đã biết trước câu trả lời hay các thông tin đã có sẵn trên webiste hoặc báo cáo hàng năm.

2. “Tôi rất linh hoạt đối với các yêu cầu về lương bổng”

Đây là vấn đề nhạy cảm nhất trong phỏng vấn. Dĩ nhiên, bạn muốn biết công ty sẽ trả cho bạn bao nhiêu và người phỏng vấn cũng muốn biết mức lương nào bạn cảm thấy hài lòng. Đây là một cuộc thương lượng, không phải ván bài. Khi buộc phải nói ra mức lương mong muốn, bạn nên chuẩn bị sẵn một phạm vi lương mang tính khái quát như: “ Tôi đang tìm kiếm một mức lương trong khoảng từ 3.000.000 đến 5.000.0000”

Đừng bao giờ tỏ ra linh hoạt khi bạn không chắn chắn về điều này. Nếu lo sợ yêu cầu về lương của bạn quá cao so với công việc, bạn cần suy nghĩ thận trọng xem có thể chấp nhận mức lương thấp hơn là bao nhiêu. Đừng vội từ bỏ ý muốn mà nên thành thật tự hỏi chính mình về giá trị thực sự của bạn. Hãy tìm hiểu về mức lương của các công việc tương tự trong các công ty khác. Nếu mức lương đề nghị của công ty quá thấp, bạn có thể thương lượng với nhà tuyển dụng.

3. Đừng bao giờ sử dụng tiếng lóng

Cách nói chuyện “quá thận mật” không được khuyến khích trong cuộc phỏng vấn. Sử dụng tiếng lóng sẽ gây phản cảm đối với nhà tuyển dụng. Bạn có thể ăn nói một cách lưu loát, thông minh và tự tin, tuy nhiên đừng bao giờ quá suồng sã hay thân mật.

4. “Công ty trước thưởng cho tôi 10.000.000/năm.”

Đừng bao giờ nói dối!! Bạn sẽ hối hận về điều này khi bị phát hiện ra đấy. Người phỏng vấn biết rằng bạn có thể nâng giá trị của mình lên một chút, tuy nhiên đừng bao giờ vượt quá giới hạn .

5. “5 năm tới, tôi thấy mình đang ngồi trên một chiếc tàu du lịch vòng quanh thế giới”

Thậm chí, nếu bạn không có kế hoạch gắn bó lâu dài với công ty, hãy nói những điều thể hiện sự tận tậm với công việc và công ty. Hãy sử dụng các câu hỏi tu từ. 5 năm tới biết đâu, bạn vẫn làm việc tại công ty này?

6. “Xin lỗi, tôi không biết làm công việc này.”

Nếu bạn không có kỹ năng cụ thể cho công việc nào đó, hãy nhấn mạnh rằng bạn là người học hỏi rất nhanh và rất sẵn sàng để đạt được các kỹ năng mới. Hầu hết các công ty thích thuê các nhân viên nhiệt tình, nhanh nhẹn để huấn luyện hơn là những người có kỹ năng nhưng lại không thích học hỏi.

7. “Như ông/ba thấy đấy, tôi vừa trải qua một cuộc đổ vỡ trong hôn nhân.”

Thậm chí nếu người phỏng vấn đề cập đến các vấn đề cá nhân, bạn cũng nên khéo léo từ chối. Bạn có thể nghĩ bạn là người cởi mở và thành thật, nhưng thực sự bạn đang vô tình thể hiện mình là người không chuyên nghiệp, thiếu tập trung và bất kính. Hãy luôn giữ cung cách lịch sự và trang trọng trong cuộc phỏng vấn.

8. “Công ty có thể làm gì cho tôi?”

Nhà tuyển dụng không thích các ứng viên kiêu căng và tự kỷ. Họ muốn biết vì sao họ nên chọn bạn. Hãy nhấn mạnh đến các đóng góp mà bạn có thể mang lại cho công ty. Đừng hỏi một cách thẳng thừng về việc tăng lương, tiền thưởng hay cơ hội thăng tiến.

Luôn ghi nhớ rằng bạn là người được phỏng vấn, vì thế khi đạt câu hỏi với nhà tuyển dụng, đừng bao giờ tỏ thái độ “người trên” .

9. “Tôi rời bỏ công việc trước đây vì người chủ quá ngu ngốc “

Phê phán người chủ trước là điều không nên nói trong cuộc phỏng vấn. Thậm chí nếu công ty cũ có thực sự là địa ngục, bạn cũng chỉ nên trình bày rằng “Tôi đang tìm kiếm một công việc khác nhiều trách nhiệm hơn cũng như các cơ hội thăng tiến…”

Bài viết cùng chuyên mục
Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ năng

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp

Trong thời đại toàn cầu hóa, tiếng Anh không chỉ là ngôn...

Kỹ năng

Mặt mũi nào chưa đánh đã thua, phải không? Điều đáng nhớ ngày đầu sự nghiệp

Những ngày nóng nhất Sài Gòn này, con người ai cũng vội...

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên
Kỹ năng

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên

Supervisor là gì? Các Supervisor thường làm việc trong nhiều lĩnh vực...

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc
Kỹ năng

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc

Deadline là gì? Deadline có thể là một ngày, một giờ cụ...

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm
Kỹ năng

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm

Trách nhiệm là gì? Trách nhiệm sẽ luôn là một gánh nặng...

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế
Kỹ năng

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế

Elearning là gì? Hiện nay, trải nghiệm học tập điện tử đã...

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính
Kỹ năng

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính

Thặng dư thương mại là gì? Ví dụ: Nếu Việt Nam xuất...

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Kỹ năng

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình 5 Forces là gì? Bằng cách phân tích các yếu...