Trang chủ Kiến Thức Quản Trị 8 KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ TRỞ THÀNH GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ
Quản Trị

8 KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ TRỞ THÀNH GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ

Chia sẻ
8 KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ TRỞ THÀNH GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ
Chia sẻ

1. Trí tuệ cảm xúc

2. Nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng

Bạn có duy trì, phát triển được đội ngũ của mình? Các đồng nghiệp khác có muốn làm việc với bạn và sẵn lòng hỗ trợ bạn không? Các thành viên khác trong Ban Điều hành Giám đốc có tìm kiếm lời khuyên từ bạn, cũng như bạn có sẵn lòng làm cố vấn cho họ hay không?

3. Người tạo ra thay đổi

Người đứng đầu HR thường giữ vai trò then chốt trong việc tạo ra những thay đổi cho các Phòng/ Ban/ Bộ phận cũng như cho cả Tổ chức/ Công ty. Do đó, Giám đốc Nhân sự cần phải giao tiếp với người khác về lý do thay đổi và giúp đỡ những người khác để hiểu được bản chất & nguyên lý của sự thay đổi. Nếu gặp phải sự phản đối, CHRO cần tìm cách thuyết phục người khác vì sao sự thay đổi lại quan trọng cho tổ chức.

4. Kinh nghiệm làm việc trong Ban Giám đốc Điều hành

Nhiều khả năng, người đứng đầu bộ phận Nhân sự sẽ được tham gia vào Ban Quản trị & Điều hành công ty. Lúc này, vai trò quan trọng của Giám đốc Nhân sự là kết nối với các thành viên Hội đồng quản trị. Tham mưu được cho Ban Giám đốc Điều hành trong việc thiết lập các mục tiêu chiến lược của tổ chức.

5. Chuyên gia C&B

Mặc dù CHRO không nhất thiết phải làm công việc về phúc lợi & lương bổng nhưng bạn phải có sự hiểu biết vững chắc về vấn đến này bởi: Tiền lương là yếu tố quyết định gắn trực tiếp người lao động với công ty. Các chính sách về lương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc, chất lượng công việc, sự ổn định nhân sự và giữ chân nhân tài của doanh nghiệp.

Chuyên gia C&B còn phải là người cập nhật sớm nhất những thay đổi về tiền lương, lao động để kịp thời hỗ trợ, tham mưu cho Ban Giám đốc những chính sách nhân sự phù hợp và đem lại sự thỏa mãn về lợi ích cao nhất, công bằng nhất cho cả người lao động và doanh nghiệp. 

6. Chiến lược

Điều quan trọng là CHRO phải có cái nhìn rộng hơn về xu hướng của nguồn nhân lực và quản trị nhân sự. Bạn có khả năng hoạch định và phát triển nguồn lực để đảm bảo phù hợp với chiến lược của tổ chức trong tương lai hay không?

7. Sự nhạy bén về tài chính

Nhân sự sở hữu 1 tài sản đặc biệt và có chi phí biến đổi rất lớn; đó là: lực lượng lao động. Một CHRO có sự nhạy bén về tài chính là khi có thể hiểu & biết được những lỗ hổng hoặc những thủ tục pháp lý về tài sản đặc biệt này.

8. Tập trung kinh doanh

CHRO không chỉ xoay quanh vấn đề nhân sự. Hãy suy nghĩ về kinh doanh. Hiểu được doanh nghiệp, xu hướng vận hành của doanh nghiệp. Khi đó, bạn có thể sử dụng tất cả các công cụ, nguồn lực nhân sự và đòn bẩy cần thiết để đảm bảo nguồn nhân lực bạn đang có đạt được hiệu quả cao nhất. Hãy tò mò về cách kinh doanh, hỏi những câu hỏi sâu sắc và hiểu những gì mà nguồn nhân lực có thể đáp ứng cho việc kinh doanh phát triển.

——–

Cách tốt nhất để chuyển sang vai trò Giám đốc Nhân sự là đảm bảo bạn đang thực hiện ở mức cao nhất trong vai trò hiện tại của bạn. Song song đó hãy tạo cơ hội được “mở rộng” khả năng của mình bằng cách tham gia những khóa học về nhân sự để hiểu rõ những vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực hoặc tham gia các hoạt động mở rộng mối liên hệ của bạn bằng những cuộc trao đổi nói chuyện thẳng thắn mang tính sáng tạo, tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa cho hoạt động của doanh nghiệp. Rõ ràng, khi đó bạn đang trên hành trình trở thành một CHRO.

(Lược dịch http://www.hreonline.com)

Chương trình đào tạo

GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ

CHIEF HUMAN RESOURCES OFFICER (CHRO)

Chương trình nhằm “Góp phần xác lập và phát triển một chuẩn mực nghề nghiệp
về nhân sự và quản trị nhân sự cho ngành quản trị nhân sự tại Việt Nam”

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

Bài viết cùng chuyên mục
Lãnh đạo thời Ai: Kỷ nguyên mới, Lãnh đạo mới
Quản Trị

Lãnh đạo thời Ai: Kỷ nguyên mới, Lãnh đạo mới

Lãnh đạo thời AI không phải là người kiểm soát công nghệ...

Workflow Automation là gì? Lợi ích của Workflow Automation
Quản Trị

Workflow Automation là gì? Lợi ích của Workflow Automation

Workflow Automation (Tự động hóa quy trình làm việc) là quá trình...

Personalization là gì? Xu hướng “cá nhân hóa” trong kỷ nguyên AI
Quản Trị

Personalization là gì? Xu hướng “cá nhân hóa” trong kỷ nguyên AI

Personalization là gì? Personalization thường dựa trên việc thu thập và phân...

9+ Cách đột phá bản thân trong công việc và cuộc sống
Quản Trị

9+ Cách đột phá bản thân trong công việc và cuộc sống

Xác định mục tiêu rõ ràng SMART là phương pháp xây dựng...

17 Mục tiêu phát triển bền vững (17 SDGs) của Liên Hợp Quốc
Quản Trị

17 Mục tiêu phát triển bền vững (17 SDGs) của Liên Hợp Quốc

Mục tiêu 1: Xóa nghèo – No Poverty Xóa nghèo là mục...

Storytelling là gì? Nguyên tắc áp dụng nghệ thuật kể chuyện
Quản Trị

Storytelling là gì? Nguyên tắc áp dụng nghệ thuật kể chuyện

Storytelling là gì? Trong Marketing, Storytelling ngày càng được áp dụng rộng...

Top 9+ Xu hướng Marketing sẽ thống trị mạnh mẽ năm 2025
Quản Trị

Top 9+ Xu hướng Marketing sẽ thống trị mạnh mẽ năm 2025

1. Trí tuệ nhân tạo và máy học Chỉ riêng ChatGPT đã...

Lợi nhuận sau thuế là gì? Công thức & cách tính LNST
Quản Trị

Lợi nhuận sau thuế là gì? Công thức & cách tính LNST

Lợi nhuận sau thuế là gì? Lợi nhuận sau thuế là khoản...