Kỹ năng

7 bí quyết chọn nghề

Chia sẻ
7 bí quyết chọn nghề
Chia sẻ

Nếu bạn đang trong giai đoạn lựa chọn nghề nghiệp hay công việc, hãy tham khảo những bí quyết chọn nghề sau đây.

1. Bạn giỏi nhất ở lĩnh vực nào?

Hãy liệt kê danh sách những kỹ năng, khả năng và kinh nghiệm của mình, sau đó tự suy ngẫm xem mình mạnh nhất ở lĩnh vực nào. Hãy phân biệt đâu là khả năng thông thường, chẳng hạn như: đánh máy nhanh, viết lách rõ ràng, dễ hiểu; và đâu là những kỹ năng nghề nghiệp.

2. Điều gì hấp dẫn bạn trong công việc?

Tự tay mình viết ra những sở thích của mình. Mình thích công việc liên quan đến máy tính, lập trình? Mình thích làm nhiếp ảnh gia? Mình thích những công việc không gò bó thời gian và sử dụng nhiều óc sáng tạo? Hoặc mình có thích kinh doanh không? Mình thích làm công tác xã hội, giúp đỡ người khác? Hãy cân nhắc tất cả những sở thích sẵn có của bạn trước khi đi đến lựa chọn cuối cùng cho nghề nghiệp.

3. Mục tiêu tài chính của bạn?

Nếu bạn đặt ra mục tiêu cụ thể là phải kiếm được bao nhiêu tiền khi làm công việc này thì bạn phải tìm hiểu và cân nhắc để nắm được mức lương cũng như thu nhập trước khi quyết định. Mức nào thì mình có thể chấp nhận được? Nhưng nhớ cảnh giác với những thông tin hấp dẫn về mức lương mà coi nhẹ môi trường làm việc và vấn đề an toàn nghề nghiệp đấy nhé!

4. Bạn chấp nhận được trách nhiệm công việc ở mức nào?

Hãy quyết định xem mình là người có thể chịu trách nhiệm đến đâu trong công việc? Mình thích được quyền quyết định và chịu trách nhiệm trực tiếp trước kết quả công việc, hay chẳng thích liên quan gì đến quyền đó mà chỉ tham gia cùng làm công việc, còn việc quyết định đã có người khác lo?

5. Bạn muốn nơi làm việc của mình ở đâu?

Bạn thích làm việc xa nhà hay ở gần, cụ thể là khoảng bao nhiêu cây số? Chỗ làm có gần bến xe không? Điều này đồng nghĩa với việc bạn có ngại đi lại không? Và tất nhiên, danh sách lựa chọn sẽ dài hơn nếu bạn là người năng động và không ngại đi xa. Bạn cũng nên xét đến khả năng phải đi công tác, bạn có chịu đi không?

6. Bạn thích làm việc ở môi trường nào?

Nhận định lại trong đầu xem bạn đã từng làm việc trong môi trường như thế nào, và bạn có hài lòng với môi trường đó không? Nếu chưa hài lòng, hãy đặt ra mục tiêu trước mắt: Bạn sẽ chọn môi trường làm việc yên tĩnh hay ồn ào, sôi động; an phận hay cạnh tranh; công ty lớn hay là doanh nghiệp nhỏ?

7. Bạn thích làm việc với những kiểu đồng nghiệp nào?

Thái độ của đồng nghiệp là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và hứng thú làm việc của bạn. Hãy phác thảo những kiểu đồng nghiệp mà bạn thích cộng tác trong công việc. Chẳng hạn, bạn thích người thẳng thắn, năng động hay thân thiện, sẻ chia? bạn thích sếp dễ tính hay cực kỳ nguyên tắc?…

Sau khi cân nhắc, trả lời được 7 câu hỏi trên, bạn có thể chắc chắn đến 90% rằng công việc bạn sắp chọn rất hợp với con người bạn.

Bài viết cùng chuyên mục
Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ năng

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp

Trong thời đại toàn cầu hóa, tiếng Anh không chỉ là ngôn...

Kỹ năng

Mặt mũi nào chưa đánh đã thua, phải không? Điều đáng nhớ ngày đầu sự nghiệp

Những ngày nóng nhất Sài Gòn này, con người ai cũng vội...

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên
Kỹ năng

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên

Supervisor là gì? Các Supervisor thường làm việc trong nhiều lĩnh vực...

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc
Kỹ năng

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc

Deadline là gì? Deadline có thể là một ngày, một giờ cụ...

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm
Kỹ năng

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm

Trách nhiệm là gì? Trách nhiệm sẽ luôn là một gánh nặng...

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế
Kỹ năng

E-learning là gì? Định nghĩa, lợi ích và ứng dụng thực tế

Elearning là gì? Hiện nay, trải nghiệm học tập điện tử đã...

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính
Kỹ năng

Thặng dư thương mại (Trade Surplus) là gì? Tác động và cách tính

Thặng dư thương mại là gì? Ví dụ: Nếu Việt Nam xuất...

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Kỹ năng

Mô hình 5 Forces là gì? 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Mô hình 5 Forces là gì? Bằng cách phân tích các yếu...