Trang chủ Phật giáo Phật học 6 điều mà người trí sống và thực hành theo Phật Pháp?
Phật học

6 điều mà người trí sống và thực hành theo Phật Pháp?

Chia sẻ
6 điều mà người trí sống và thực hành theo Phật Pháp?
Chia sẻ

Phật pháp là phương pháp giải trừ, chuyển hóa khổ đau hữu hiệu, là khắc tinh của phiền lo khổ não. Những điều đức Phật đã dạy dù một bài kệ, một câu kinh đơn giản cũng giúp ta thoát ly phiền khổ lo lắng buồn phiền, ví dụ câu kinh đầu tiên trong Bát đại nhân giác:

Thế gian vô thường

Cõi nước mong manh

Bốn đại khổ, không

Năm uẩn vô ngã

Ai học hiểu và thực hành được 4 câu kệ này sẽ giải quyết được tất cả nỗi khổ niềm đau, thiết lập một đời sống an vui hạnh phúc và hướng thượng. Đây là những lời rất chân thực, không hề hư dối. 

Khi hiểu rõ được thế gian mọi thứ đều vô thường, thay đổi chuyển biến nhanh chóng, chúng ta sẽ vượt thoát được tâm niệm tham luyến, cố chấp và ích kỷ. 

Người trí khéo bảo vệ ba nghiệp

Bốn đại đất nước gió lửa hình thành thân thể của chúng ta luôn chống trái tạo nên bịnh hoạn, bất an, chết chóc và vốn không có tự ngã, do duyên hợp thành sẽ do duyên mà tan hoại. 

Năm uẩn (sắc, thọ tưởng hành thức) chỉ toàn bộ thân và tâm của con người vốn do duyên hợp thành và vốn không có tự ngã, không có tự thể, không có cái ngã riêng biệt nào. Hiểu rõ như thật điều này giúp ta không cố chấp, không chấp ngã, không chấp cái ta và cái của ta.

Nói đơn giản là giúp ta vượt thoát ý niệm ích kỷ và chấp ngã. 

Dành thời gian hàng ngày học hiểu và thực hành Phật pháp là cách làm của người trí. 

Một là, hàng ngày học hỏi và thực hành những điều đức Phật đã dạy.

Ai học và thực hành lời dạy của đức Phật thì khổ đau tan biến dần như băng tan trước nắng.

Như không sát sinh mà phóng sinh khi có cơ hội. Không gian tham trộm cắp mà biết bố thí giúp đỡ mọi người mọi loài trong khả năng của mình. Giúp một lời chân thành động viên lúc người khác gặp khó khăn buồn khổ cũng là bố thí. Không làm những việc trái với lương tâm đạo đức, mà tập cách sống đứng đắn, đàng hoàng tích cực. Không nói lời gian dối lừa lọc mà nói lời ái ngữ chân thành giúp mọi người hòa hợp thương yêu nhau. Không bài bạc rượu chè hút sách. Ăn uống tinh sạch chừng mực vừa phải để giữ sức khỏe và tinh thần tốt.

Hai là, gần gũi, thân cận học hỏi những người hiền lành, có đức có trí. Ông bà ta dạy: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng; ở bầu thì tròn ở ống thì dài.

Sống trong môi trường nào sẽ dễ bị ảnh hưởng theo môi trường đó. Mẹ của Mạnh Tử ba lần dời nhà, lần cuối dời đến gần trường học cũng là học theo đạo lý này.

Gần gũi người hiền trí như đi trong sương sớm, dù không ước áo nhưng cũng thấm nhuận dần.

Ba là quyết tâm sống lương thiện và tích cực, không hơn thua, ích kỷ. Tuyệt đối không nói, không làm, không nghĩ những việc tổn hại chúng sinh, tổn hại con người, động vật và thiên nhiên. Dứt hẳn mọi ác nghiệp, từ bỏ mọi thói quen không tốt, đoạn trừ những tập tính bất thiện. Nói không với rượu chè bài bạc hút sách, chơi bời buông lung.

Bốn là thực tập ngồi thiền, niệm Phật, đọc sách, nghe giảng Phật pháp.

Mỗi ngày hai lần, sáng sớm mới thức dậy và buổi tối trước khi ngủ, tìm chổ thoáng và yên tĩnh, ngồi thẳng lưng thẳng cổ, hai tay để thoải mái trên đầu gối, mắt nhắm hờ, chú tâm.vào hơi thở ra vào, đếm từ 1 đến 10 hoặc niệm thầm: Nam mô A di đà Phật, khoảng 10 phút. Chú tâm và buông lỏng toàn thân, sẽ giúp ích cho thân khỏe và tâm an.

Dành 10 phút đọc sách, 10 phút nghe giảng Phật pháp về một chủ đề mà ta quan tâm, giúp ta nghĩ thông thoáng mọi vấn đề, giải tỏa những vướng mắc bất an trong đời sống.

Năm là thường làm việc thiện, việc tốt, giúp những người khó khăn, nghèo khổ.

Có thể mỗi ngày làm một việc thiện, dù là rất nhỏ như dắt một bà cụ qua đường, hay lượm một miếng mẻ chai dưới đường cẩn thận bỏ vào thùng rác, để tích lũy phước đức, tiêu bớt nghiệp chướng.

Sáu là sống đơn giản, ít tham muốn, không làm ác, không cố chấp, không bám víu.

Càng nhiều tham cầu càng ít hạnh phúc. Hãy chọn một lối sống lành mạnh, đơn giản, ít nhu cầu, ít tham muốn ta sẽ dễ đạt đến an lạc hạnh phúc hơn.

Từ bỏ thói quen tiêu cực, nghĩ thông thoáng, tích cực, bao dung, bớt dính mắc, bớt vướng mắc, bớt cố chấp, bớt bám víu, nỗ lực tinh tấn thực hành Phật pháp phát triển phước đức, trí tuệ dần dần ta sẽ an vui tự tại tốt đẹp hơn lên về mọi mặt. 

Học Phật pháp

Sống hướng thượng

Nâng cao phước trí

Giúp đỡ muôn loài

Đời thăng hoa

Bài viết cùng chuyên mục
Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)
Phật học

Niệm Định Tuệ (Theo Tỷ Khưu Nguyên Tuệ)

Niệm – Định – Tuệ là ba yếu tố căn bản, chính...

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát
Phật học

Minh và Vô Minh: Căn Nguyên Đau Khổ và Con Đường Giải Thoát

Văn bản “Minh và Vô Minh” trình bày một cách tiếp cận...

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi
Phật học

Đến Để Mà Thấy: Giáo Lý Phật Giáo Cốt Lõi

Đến để mà thấy là một trong những đặc tính quan trọng...

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát
Phật học

Luân hồi tái sinh: Giải Mã Luân Hồi Tái Sinh và Giải Thoát

Luân hồi tái sinh là một vấn đề được đề cập trong...

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo
Phật học

Bát Chánh Đạo: Lộ trình tâm bát tà đạo và bát chánh đạo

Bát Chánh Đạo (tiếng Pali: Aṭṭhaṅgika Magga, nghĩa là con đường tám...

Để không uổng phí một kiếp người
Phật học

Để không uổng phí một kiếp người

Chúng ta đi qua một kiếp người quá vất vả, đi qua...

Tiêu thụ trong chánh niệm
Phật học

Tiêu thụ trong chánh niệm

Làm thế nào để biết truyền thông nào là lành mạnh, truyền...

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác
Phật học

Nghiệp quả của gieo niềm thất vọng cho người khác

Khi chọn mua cho mình một thứ gì đó, chúng ta thường...