Trang chủ Kiến Thức Kỹ năng 5 việc cần làm sau phỏng vấn
Kỹ năng

5 việc cần làm sau phỏng vấn

Chia sẻ
5 việc cần làm sau phỏng vấn
Chia sẻ

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại Sao tử vi :

  • Tìm việc làm tại Quế Võ Bắc Ninh
  • Tìm việc tại Bắc Giang
  • Việc làm giám sát an toàn

Trong quá trình tìm việc, đặc biệt là một số ngành đặc thù như:bán lẻ/bán sỉ,bất động sản,bưu chính viễn thông,… rất nhiều ứng viên chỉ chú ý đến công tác chuẩn bị cho các buổi phỏng vấn mà quên đi mất một số việc cần làm sau buổi phỏng vấn. Dưới đây là 5 gợi ý để các ứng viên tham khảo sau khi công việc phỏng vấn đã hoàn tất.

1. Viết thư cảm ơn

Mục đích của việc viết thư cảm ơn là lưu lại ấn tượng tốt đối với các nhà tuyển dụng, đồng thời tăng thêm tính thành công trong quá trình xin việc của bạn. Mở đầu một bức thư cảm ơn, bạn nên ghi rõ đầy đủ họ tên, tóm lược thời gian và quá trình phỏng vấn của mình. Đừng quên viết lời cảm ơn trân trọng tới quý công ty đã dành thời gian và cơ hội cho bạn.

2. Không nên hỏi thăm kết quả

Nhìn chung, các công ty thường phải mất một khoảng thời gian từ 25-30 ngày để đưa ra kết quả cuối cùng. Trong khoảng thời gian này, các ứng viên không nên quá nôn nóng dò hỏi kết quả tuyển dụng. Làm như vậy không đem lại kết quả gì mà càng cảm thấy suốt ruột và lo lắng thêm.

3. Điều chỉnh tâm lý

Nếu đồng thời bạn được gọi phỏng vấn từ 2-3 công ty, sau khi cuộc phỏng vấn ở công ty đầu tiên kết thúc, bạn nên điều chỉnh lại tâm lý của mình. Thông thường đợt phỏng vấn đầu tiên thường gây ảnh hưởng lớn tới các đợt phỏng vấn tiếp theo. Cuộc phỏng vấn đó thành công hay không, bạn cũng phải chuẩn bị tâm lý tốt để sẵn sàng đối đầu với các thử thách mới.

4. Trực tiếp hỏi kết quả

Nếu qua thời gian thông báo kết quả mà bạn vẫn chưa nhận được hồi âm từ các nhà tuyển dụng thì không nên quá lo lắng. Có thể các nhà tuyển dụng đã thông báo kết quả qua email nhưng do lỗi kỹ thuật nên bạn không nhận được. Do vậy bạn nên trực tiếp viết thư hoặc gọi điện thoại đến các công ty đã thi tuyển để hỏi kết quả cuối cùng.

5. Chuẩn bị tâm lý thất bại

Nếu trong cuộc cạnh tranh “khốc liệt” này bạn là người thất bại, điều đầu tiên cần nghĩ tới là không nên nản lòng. Phải chuẩn bị cho mình tâm lý: “Nếu thất bại thì nên làm gì?”. Đừng nghĩ một khi đã thất bại thì mình sẽ không làm được việc gì. Quan trọng là từ thất bại đó bạn đã rút ra được kinh nghiệm gì có lợi cho các cuộc phỏng vấn về sau.

Bài viết cùng chuyên mục
KẾ HOẠCH KIẾM TIỀN VỚI AFFILIATE + GOOGLE ADS
Kỹ năng

KẾ HOẠCH KIẾM TIỀN VỚI AFFILIATE + GOOGLE ADS

Dưới đây là bản kế hoạch A-Z siêu thực tiễn dành cho...

KẾ HOẠCH MMO TỔNG THỂ TRONG 12 THÁNG
Kỹ năng

KẾ HOẠCH MMO TỔNG THỂ TRONG 12 THÁNG

🎯 Mục tiêu: 🗓 THÁNG 1: KHỞI ĐỘNG – ĐẶT NỀN TẢNG...

Kỹ năng giao tiếp thông minh và hiệu quả
Kỹ năng

Kỹ năng giao tiếp thông minh và hiệu quả

Kỹ năng giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng...

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp
Kỹ năng

Các chứng chỉ tiếng Anh phổ biến nhất và cơ hội nghề nghiệp

Trong thời đại toàn cầu hóa, tiếng Anh không chỉ là ngôn...

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên
Kỹ năng

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên

Supervisor là gì? Các Supervisor thường làm việc trong nhiều lĩnh vực...

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc
Kỹ năng

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc

Deadline là gì? Deadline có thể là một ngày, một giờ cụ...

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm
Kỹ năng

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm

Trách nhiệm là gì? Trách nhiệm sẽ luôn là một gánh nặng...