Trang chủ Kiến Thức Quản Trị 4 PHƯƠNG PHÁP GIÚP GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ TĂNG KHẢ NĂNG QUẢN TRỊ
Quản Trị

4 PHƯƠNG PHÁP GIÚP GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ TĂNG KHẢ NĂNG QUẢN TRỊ

Chia sẻ
4 PHƯƠNG PHÁP GIÚP GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ TĂNG KHẢ NĂNG QUẢN TRỊ
Chia sẻ

Erica Keswin – chuyên gia về quản lý con người, bà cũng tham gia giúp các doanh nghiệp hàng đầu cải tổ và nâng cấp hiệu suất nhân viên. Với hơn 20 năm kinh nghiệm tư vấn cho các tổ chức nổi tiếng thế giới, Erica đã chia sẻ 4 ví dụ thực tế đồng thời cũng là những phương pháp giúp các lãnh đạo, các nhà điều hành, nhất là các giám đốc nhân sự có thể phát triển chuyên môn cho đội ngũ mà không cần phải đầu tư quá nhiều chi phí, thời gian.

1. Tìm hiểu nhu cầu của nhân viên

Tại công ty DoSomething.org, thay vì tự xác định nhu cầu phát triển của 60 nhân viên trẻ đang làm việc ở đây, CEO Aria Finger quyết định gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với từng nhân viên.

Aria đã hỏi họ rằng: “Điều quan trọng đối với mọi người là gì?, có ai muốn thuyết trình tốt hơn không?, có ai muốn thăng chức không?, có ai muốn đi học nâng cao hơn về chuyên môn không?”…

Chính cách tiếp cận này đã giúp cho các giám đốc nhân sự lắng nghe từ những trăn trở và khó khăn từ nhân viên. Và thực tế, chính CHRO cũng như ban lãnh đạo đã mở ra những cơ hội giúp các nhân viên phát triển bản thân họ nhiều hơn.

 

2. Trao quyền

Câu chuyện của ZogSports đã minh chứng cho sự tin tưởng và xây dựng môi trường làm việc thông minh. Chính CEO Rob Herzog cùng giám đốc nhân sự đã quyết định để nhân viên tự xây dựng không gian nghiên cứu và làm việc cho chính họ. Không chỉ vậy, ông còn chỉ định 5 nhân viên đến từ những văn phòng khác nhau, với cấp độ chức vụ khác nhau hợp lại thành một nhóm. Sau đó họ được trao quyền tự quyết định từ nội dung cho tới cách thức tổ chức dựa trên ngân sách có sẵn và hướng đi mà công ty đang muốn theo đuổi.

Lợi ích hiển nhiên từ việc trao lại quyền và trách nhiệm chính là để các giám đốc có thêm nhiều thời gian hơn tập trung vào kế hoạch và chiến lược dài hạn. Nhưng việc này đồng thời cũng mang lại lợi ích cho các nhân viên. Khi được trao quyền, họ có thể phát triển thêm các kỹ năng mới. Nó cũng giúp nâng cao sự gắn kết và tinh thần làm việc của nhân viên, góp phần vào thành công của công ty.

3. Đầu tư trí tuệ

Nathan Rosenberg – CEO của công ty tư vấn quản trị Insigniam đã tạo ra một CLB sách cho 65 nhân viên của mình cùng tham gia đọc và thảo luận về ít nhất 2 quyển sách mỗi năm. Rosenberg chọn ra những quyển sách mà ông tin rằng có thể mang đến những bài học giá trị cho nhân viên của mình. Những bài học không chỉ có thể áp dụng vào môi trường công việc mà còn thúc đẩy các nhân viên tăng khả năng giao tiếp và tư duy phản biện.

Kết nối và tự rèn luyện nâng cao trí tuệ thông qua việc đọc sách có thể không mang tới kết quả nhanh chóng nhưng lại tạo ra kết quả mang tính bền vững.

 

 

4. Buổi học về công ty

Tại SYPartners, khi nhân viên mới gia nhập vào công ty hay bắt đầu đảm nhận một trọng trách mới thì họ đều có cuộc gặp gỡ với ban điều hành thông qua sự sắp xếp giám đốc nhân sự. Đây được xem là buổi học để giúp nhân viên mới hiểu rõ hơn về văn hóa doanh nghiệp, đồng nghiệp, cũng như tính chất công việc và thái độ sống. Cả hai bên sẽ cùng cam kết đồng hành suốt buổi học để có thể lĩnh hội tất cả những gì mà công ty muốn truyền đạt. Đây chính là điểm then chốt nhằm tạo sự kết nối giữa người mới với tập thể công ty.

Lợi ích việc dành thời gian để trò chuyện, thảo luận cùng nhau sẽ giúp tăng khả năng đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau. Từ đây, giám đốc nhân sự sẽ thấu hiểu hơn về năng lực lẫn như nhu cầu của nhân viên mới. Nói cách khác, thông qua buổi học này, CHRO nói riêng và ban lãnh đạo nói chung có thể quản lý nhân viên một cách hiệu quả hơn.

Theo Quartz

 

Chương trình đào tạo

GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ

Chief Human Resources Officer (CHRO)

Góp phần xác lập và phát triển một chuẩn mực nghề nghiệp về nhân sự
và quản trị nhân sự cho ngành quản trị nhân sự tại Việt Nam
 

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

Bài viết cùng chuyên mục
Lãnh đạo thời Ai: Kỷ nguyên mới, Lãnh đạo mới
Quản Trị

Lãnh đạo thời Ai: Kỷ nguyên mới, Lãnh đạo mới

Lãnh đạo thời AI không phải là người kiểm soát công nghệ...

Workflow Automation là gì? Lợi ích của Workflow Automation
Quản Trị

Workflow Automation là gì? Lợi ích của Workflow Automation

Workflow Automation (Tự động hóa quy trình làm việc) là quá trình...

Personalization là gì? Xu hướng “cá nhân hóa” trong kỷ nguyên AI
Quản Trị

Personalization là gì? Xu hướng “cá nhân hóa” trong kỷ nguyên AI

Personalization là gì? Personalization thường dựa trên việc thu thập và phân...

9+ Cách đột phá bản thân trong công việc và cuộc sống
Quản Trị

9+ Cách đột phá bản thân trong công việc và cuộc sống

Xác định mục tiêu rõ ràng SMART là phương pháp xây dựng...

17 Mục tiêu phát triển bền vững (17 SDGs) của Liên Hợp Quốc
Quản Trị

17 Mục tiêu phát triển bền vững (17 SDGs) của Liên Hợp Quốc

Mục tiêu 1: Xóa nghèo – No Poverty Xóa nghèo là mục...

Storytelling là gì? Nguyên tắc áp dụng nghệ thuật kể chuyện
Quản Trị

Storytelling là gì? Nguyên tắc áp dụng nghệ thuật kể chuyện

Storytelling là gì? Trong Marketing, Storytelling ngày càng được áp dụng rộng...

Top 9+ Xu hướng Marketing sẽ thống trị mạnh mẽ năm 2025
Quản Trị

Top 9+ Xu hướng Marketing sẽ thống trị mạnh mẽ năm 2025

1. Trí tuệ nhân tạo và máy học Chỉ riêng ChatGPT đã...

Lợi nhuận sau thuế là gì? Công thức & cách tính LNST
Quản Trị

Lợi nhuận sau thuế là gì? Công thức & cách tính LNST

Lợi nhuận sau thuế là gì? Lợi nhuận sau thuế là khoản...