Thửa đất là gì? Hướng dẫn tra cứu thông tin thửa đất chi tiết

Thửa đất là gì

Thửa đất là một thuật ngữ xuất hiện khá nhiều trong các văn bản pháp luật về đất đai hay giấy tờ pháp lý khi mua bán nhà đất. Vậy bạn có hiểu rõ thuật ngữ thửa đất là gì? Cùng Mua Bán tìm hiểu về khái niệm này và hướng dẫn cách tra cứu thông tin thửa đất thông qua bài viết dưới đây nhé!

Thửa đất là gì

I. Hiểu rõ thửa đất là gì?

Dựa trên Điều 3 Văn bản hợp nhất 21/VBHN-VPQH được cập nhật vào ngày 10/12/2018. Thửa đất là “phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ“. Hiểu đơn giản hơn, thửa đất là phần diện tích đất đã được xác định ranh giới rõ ràng các thông tin như: thông số diện tích, địa chỉ, vị trí và số thửa.

Khái niệm Thửa Đất là gì

Việc xác định diện tích của thửa đất sẽ được các cơ quan có thẩm quyền hoặc các cơ quan địa chính tại khu vực đó đo đạc và xác định chính xác theo quy định của Luật đất đai. Thông qua quá trình khảo sát khu vực đó, cơ quan sẽ tiến hành xây dựng bản đồ chi tiết nhằm tránh phát sinh những trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất đai.

Việc xác định diện tích của phần thửa đất sẽ được các cơ quan có thẩm quyền

Nếu xảy ra trường hợp tranh chấp về diện tích thửa đất, người dân có thể liên hệ đến cơ quan địa chính đo đạc thửa đất hoặc cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ, giải quyết các vấn đề liên quan.

Tham khảo ngay những tin đăng bán đất tại saotuvi.com:

II. Thông tin chi tiết của thửa đất trên giấy chứng nhận

Bên cạnh việc tìm hiểu về khái niệm thửa đất là gì, bạn cần phải nắm rõ những thông tin của thửa đất trên giấy chứng nhận. Để nắm bắt chính xác những thông tin này, cùng Mua Bán tham khảo phần viết sau đây:

Thông tin chi tiết của thửa đất trên giấy chứng nhận

Dựa trên điều 6 theo thông tư 23/2014TT – BTNMT quy định những thông tin trên thửa đất sẽ được cập nhật theo những yếu tố sau:

Trong trường hợp khu vực chưa có bản đồ địa chính, bắt buột phải sử dụng bản trích đo địa chính để có thể cấp giấy chứng nhận thửa đất và cấp hiệu của thửa đất. Trong trường hợp bản trích đo địa chính một thửa đất thì Thửa đất số tại đó được quy định là số “01”.
Trong trường hợp khu vực chưa có bản đồ địa chính, tiến hành sử dụng bản trích đo địa chính để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong trường hợp vị trí của thửa đất sở hữu chung cư, thì trên giấy chứng nhận thửa đất chỉ viết diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của các chủ căn hộ chung cư theo quy định dựa trên Điều 49 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Ví dụ:
  • Sử dụng riêng: Đất ở 120m2, đất trồng cây lâu năm 300m2.
  • Sử dụng chung: Đất ở 50m2, đất trồng cây hàng năm 200m2.

Lưu ý: Trong mọi trường hợp, bạn cần ghi rõ mục đích sử dụng và diện tích cụ thể cho từng loại đất, bao gồm cả đất sử dụng riêng và đất sử dụng chung.

  1. Mục đích sử dụng đất theo nhóm đất nông nghiệp: Ghi mục đích sử dụng đất theo các tên gọi cụ thể của nhóm đất nông nghiệp như sau:
    • “Đất chuyên trồng lúa nước”
    • “Đất trồng lúa nước còn lại”
    • “Đất trồng lúa nương”
    • “Đất trồng cây hàng năm khác”
    • “Đất trồng cây lâu năm”
    • “Đất rừng sản xuất”
  1. Mục đích sử dụng đất theo nhóm đất phi nông nghiệp: Ghi mục đích sử dụng đất theo các tên gọi cụ thể của nhóm đất phi nông nghiệp như sau:
    • “Đất ở tại nông thôn”
    • “Đất ở tại đô thị”
    • “Đất xây dựng trụ sở cơ quan”
    • “Đất quốc phòng”
    • “Đất an ninh”
    • “Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp”
  2. Mục đích sử dụng đất cho một người vào nhiều mục đích:
    • Trong trường hợp thửa đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất cho một người mà người đó sử dụng đất với nhiều mục đích khác nhau, phải ghi đầy đủ tất cả các mục đích đó.
    • Nếu đã xác định mục đích chính và mục đích phụ, ghi “(là chính)” sau mục đích chính.
  3. Thửa đất có nhiều người sử dụng và nhiều mục đích khác nhau:
    • Trong trường hợp này, khi cùng một thửa đất có nhiều người sử dụng và mỗi người sử dụng vào một mục đích khác nhau, thì mỗi Giấy chứng nhận cho từng người phải ghi rõ mục đích sử dụng đất của người đó.
    • Ghi chú thích “thửa đất còn sử dụng vào mục đích… của người khác” trong điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận.
  4. Thửa đất có vườn, ao và sử dụng nhiều mục đích khác nhau:

    • Trong trường hợp thửa đất có vườn, ao và một phần diện tích được công nhận là đất ở, phần còn lại được công nhận sử dụng vào mục đích thuộc nhóm đất nông nghiệp, thì ghi “Đất ở” và diện tích đất ở được công nhận kèm theo.
    • Tiếp theo, ghi lần lượt từng mục đích sử dụng đất cụ thể thuộc nhóm đất nông nghiệp và diện tích kèm theo.

Lưu ý: mục đích sử dụng đất cần được ghi rõ, chi tiết và thống nhất với quy định đã nêu trong hướng dẫn.

  1. Nhận đất từ Nhà nước hoặc thuê đất từ Nhà nước: Ghi thời hạn theo quyết định giao đất hoặc hợp đồng thuê đất.
  2. Công nhận quyền sử dụng đất từ Nhà nước: Ghi thời hạn sử dụng được công nhận theo quy định pháp luật về đất đai.
  3. Sử dụng đất có thời hạn sử dụng: Ghi “Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/…” với ngày tháng năm hết hạn sử dụng đất.
  4. Sử dụng đất ổn định lâu dài: Ghi “Lâu dài” để chỉ thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài.

  5. Thửa đất ở có vườn, ao và diện tích đất ở và diện tích khác có thời hạn sử dụng khác nhau: Ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng đất:

    • “Đất ở: Lâu dài”
    • “Đất… (tên mục đích sử dụng) đến ngày …/…/…” (ngày hết hạn sử dụng)
  • Giao đất từ Nhà nước không thu tiền sử dụng đất: Ghi “Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất”.

  • Giao đất từ Nhà nước có thu tiền sử dụng đất (bao gồm đấu giá, mua căn hộ, miễn giảm nghĩa vụ tài chính): Ghi “Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất”.

  • Cho thuê đất trả tiền một lần cho toàn thời gian thuê: Ghi “Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần”.

  • Cho thuê đất trả tiền hàng năm: Ghi “Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm”.

  • Công nhận quyền sử dụng đất và nộp tiền sử dụng đất: Ghi “Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất”.

  • Công nhận quyền sử dụng đất không nộp tiền sử dụng đất: Ghi “Công nhận QSDĐ như giao đất không thu tiền sử dụng đất”.

  • Thửa đất có thay đổi nguồn gốc sử dụng đất khi cấp mới hoặc cấp lại Giấy chứng nhận: Dựa trên nguồn gốc sử dụng đất đã ghi trên Giấy chứng nhận ban đầu và thể hiện theo quy định.

  • Chuyển quyền sử dụng đất và ghi nguồn gốc sử dụng đất: Ghi lần lượt hình thức chuyển và nguồn gốc sử dụng đất tương ứng.

  • Chuyển mục đích sử dụng đất và ghi nguồn gốc sử dụng đất: Ghi theo quy định với từng tình huống chuyển mục đích.

  • Thuê đất từ doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế: Ghi theo hình thức thuê và nguồn gốc sử dụng đất.

  • Thửa đất gồm nhiều phần diện tích và nguồn gốc sử dụng đất khác nhau: Ghi từng loại nguồn gốc và diện tích tương ứng.

  • Miễn, giảm nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật: Ghi miễn, giảm vào Giấy chứng nhận theo quy định.

Xem thêm: Trích lục bản đồ địa chính: Trình tự, thủ tục và giấy tờ

III. Tài sản gắn liền với thửa đất

Theo quy định của pháp luật về đất đai, những tài sản gắn liền với đất sẽ thuộc chủ sở hữu khu đất đó. Bao gồm những tài sản được quy định dưới đây:

Tài sản gắn liền với thửa đất

IV. Điều kiện để thực hiện tách thửa đất

Việc thực hiện tách thửa đất cần phải tiến hành dựa trên các điều kiện được quy định rõ ràng như sau:

Điều kiện để thực hiện tách thửa đất

Những điều kiện này đảm bảo rằng việc tách thửa đất được thực hiện một cách hợp pháp, có tính minh bạch và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết tách thửa đất trồng cây lâu năm 2023

V. Những hành vi bị nghiêm cấm tuyệt đối

Những hành vi bị nghiêm cấm trong việc quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật. Cùng Mua Bán tham khảo một số hành vi bị nghiêm cấm dưới đây:

Những hành vi trên thường được nghiêm cấm để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan và duy trì trật tự trong việc sử dụng và quản lý đất đai.

Những hành vi bị nghiêm cấm tuyệt đối

VI. Quyền chung của chủ sở hữu thửa đất

Quyền chung của chủ sở hữu thửa đất sẽ đảm bảo rằng người sử dụng đất có được sự bảo vệ và đảm bảo quyền lợi trong việc sử dụng và quản lý đất đai. Những quyền đó bao gồm:

Quyền chung của chủ sở hữu thửa đất

VII. Hướng dẫn tra cứu thông tin thửa đất chi tiết

Việc tra cứu thông tin thửa đất là một trong những bước quan trọng để các nhà đầu tư bất động sản đưa ra được những phương án giao dịch hợp lý. Do đó, Mua Bán sẽ hướng dẫn cho bạn những cách tra cứu thông tin thửa đất chi tiết nhất:

Hướng dẫn tra cứu thông tin thửa đất chi tiết

1. Tại cơ quan có thẩm quyền

Người dân có thể tiến hành tra cứu thông tin về thửa đất tại cơ quan có thẩm quyền. Tại các cơ quan gồm các Phòng Đăng Ký Đất Đai và Trung Tâm Sở Tài Nguyên và Môi Trường. Dựa trên Thông tư 34/2014/TT-BTNMT bạn cần phải thực hiện thủ tục tra cứu theo từng bước sau:

2. Online

Việc tra cứu tại cơ quan sẽ có những hạn chế nhất định về địa điểm và thời gian, do đó nhằm hỗ trợ quy trình tra cứu thửa đất của người dân trở nên thuận tiện hơn. Chủ thửa đẩt có thể việc hiện tra cứu thông tin online thông qua trang web chính thức của từng tỉnh thành. Dưới đây là hướng dẫn tra cứu thửa đất online tại Hà Nội và TP.HCM:

Bước 1: Truy cập vào đường đãn tại: https://quyhoach.hanoi.vn

Bước 2: Tiến hành chọn loại quy hoạch hình thửa đất quy hoạch phù hợp ở phần “Các lớp bản đồ” (nằm phía bên góc phải màn hình)

Bước 3: Tiến hành xem vị trí bằng cách nhập thông tin tọa độ thửa đất.

Bước 4: Sau đó, bật tính năng so sánh để có thể xem tình trạng thửa đất đang quy hoạch so với thực tế.

Bên cạnh đó, bạn có thể truy cập vào http://qhkhsdd.hanoi.gov.vn/ để tiến hành tra cứu thông tin thửa đất.

Tra cứu số thử đất Thành phố Hà Nội

Bước 1: Người dùng truy cập vào đường link sau: https://thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn/

Bước 2: Chọn biểu tượng “kính lúp” nằm góc trái màn hình để tiến hành tra cứu.

Bước 3: Chọn mục “Số thửa đất” điền các thông tin địa chỉ của thửa đất bao gồm quận, huyện, xã, phường, số thửa đất.

Bước 4: Nhấn vào ô “Tìm kiếm” sau đó sẽ hiện ra kết quả thông tin thửa đất.

Tra cứu số thửa đất Thành phố Hồ Chí Minh online

VIII. Những câu hỏi phổ biến liên quan đến thửa đất

1. Số thửa đất là gì?

Dựa trên điều 3 khoản 2 của thông tư 25/2014/TT -BTNMT đã quy định rằng số thửa đất là số thứ tự của thửa đất được đăng ký. Số thửa đất là số được xác định dành riêng cho mỗi thửa đất nên không có sự trùng lặp về số thứ tự giữa các thửa đất với nhau.

2. Hợp thửa đất là gì?

Hợp thửa đất là trường hợp gộp chung các quyền sử dụng đất của nhiều chủ sở hữu trên 2 hoặc nhiều thửa đất liền kế nhau thành 1 thửa đất do 1 chủ sở hữu đứng tên và xác định thành “quyền sử dụng chung” trên thửa đất đó được đăng ký theo quy định của pháp luật.

3. Ranh giới thừa đất là gì?

Ranh giới của một thửa đất là một dãy đường gấp khúc được tạo thành bằng cách nối các cạnh của thửa đất lại với nhau, đóng kín phần diện tích thuộc về thửa đất đó. Thực tế, đây là một khái niệm vô cùng phổ biến và quen thuộc trong việc quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam. Nó là cơ sở quan trọng để xác định ranh giới và diện tích sử dụng đất của người sử dụng đất

4. Tách thừa đất là gì?

Tách thửa đất là quy trình chuyển quyền sử dụng đất từ chủ sở hữu ghi tên trong sổ đỏ sang một hoặc nhiều người khác. Theo quy định hiện hành, việc tách thửa hoặc phân chia đất đai là quá trình chuyển quyền sở hữu đất từ người sở hữu ghi tên ban đầu sang một hoặc nhiều chủ mới khác nhau.

5. Trích lục thừa đất là gì?

Trích lục thửa đất hoặc trích lục bản đồ địa chính là quá trình sao chép lại các thông tin về một thửa đất, bao gồm kích thước, hình dáng, vị trí, và các chi tiết khác. Những thông tin này có vai trò quan trọng trong việc cơ quan Nhà nước quản lý đất đai một cách hiệu quả hơn và hỗ trợ trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai.

Đó là toàn bộ thông tin về khái niệm về thửa đất và cách tra cứu thông tin thửa đất. Mua Bán hy vọng rằng thông qua bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc thửa đất là gì. Đừng quên truy cập thường xuyên vào saotuvi.com để cập nhật những tin tức tuyển dụng việc làm hoặc những chủ đề thú vị khác.

Xem thêm:

Exit mobile version