Service Mesh là gì? Giải pháp quản lý giao tiếp giữa các Microservices

Hãy tưởng tượng bạn đang quản lý một hệ thống với hàng trăm dịch vụ nhỏ (microservices), mỗi dịch vụ hoạt động độc lập và cần liên tục trao đổi dữ liệu.  Khi có một vấn đề như lỗi mạng, yêu cầu thất bại, hoặc quá tải dịch vụ, DevOps phải can thiệp để xử lý thủ công từng chi tiết: từ bảo mật, cân bằng tải đến giám sát hiệu suất. Công việc này không chỉ mất thời gian mà còn làm tăng rủi ro lỗi hệ thống.

Sau khi Service Mesh ra đời, DevOps không còn phải lo lắng về việc điều phối và bảo vệ từng dịch vụ nữa, đảm bảo các dịch vụ luôn giao tiếp an toàn và hiệu quả một cách tự động. Vậy Service Mesh là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Service Mesh là gì?

Service Mesh là một “infrastructure layer” giúp quản lý và kiểm soát cách các dịch vụ trong hệ thống Microservices. Nó cung cấp các tính năng quan trọng như bảo mật, giám sát, và quản lý lưu lượng (traffic management) mà không cần thay đổi mã nguồn của ứng dụng.

Về cơ bản các tính năng này của Service Mesh hoàn toàn có thể được phát triển ngay trong ứng dụng, nhưng nó sẽ làm tăng tính phức tạp của mã nguồn. Đội ngũ phát triển sẽ phải tự viết code để cung cấp các chức năng này, rất dễ gây lỗi và khiến các lập trình viên mất nhiều thời gian hơn vào các tác vụ “ẩn” thay vì tập trung vào những chức năng chính của ứng dụng.

2. Chức năng của Service Mesh

2.1 Tăng cường bảo mật (Security)

Vậy các vấn đề có qua mạng có thể xảy ra với microservices là gì?

2.2 Tăng độ tin cậy (Reliability)

Vậy các vấn đề về độ tin câỵ xảy ra với microservices là gì?

2.3 Tăng khả năng giám sát (Observability)

Bên dưới là các biểu đồ và chỉ số mà chúng ta thường giám sát:

3. Service Mesh hoạt động như thế nào?

Phần lớn các service mesh sử dụng mô hình sidecar. Trong mô hình này, một container proxy (sidecar) được triển khai bên cạnh mỗi container của ứng dụng.

Proxy này thay đổi các quy tắc định tuyến mạng (network routing rules) để tất cả lưu lượng vào và ra khỏi container phải đi qua sidecar, giúp sidecar kiểm soát mọi thứ cần thiết để thực hiện chức năng của service mesh.

Vì sidecar chạy dưới dạng một tiến trình riêng bên cạnh dịch vụ trong cùng một pod, nó thừa hưởng mọi cơ chế bảo mật của hệ điều hành đối với dịch vụ.

Mình sẽ đưa ra ví dụ cho bạn dễ hiểu nhé, giả sử bạn có 2 service như sau:

Khi service mesh và sidecar proxy được triển khai, mỗi dịch vụ sẽ có một sidecar chạy song song để quản lý traffic và bảo mật:

4. Kết luận

Service Mesh là một giải pháp hiệu quả để quản lý giao tiếp giữa các dịch vụ trong hệ thống microservices. Với mô hình sidecar proxy, service mesh giúp các dịch vụ kết nối an toàn và hiệu quả mà không cần phải thay đổi mã nguồn của ứng dụng.

Các bài viết liên quan:

Exit mobile version