CCO là gì? Vị trí quyền năng nhưng cũng nhiều thách thức

CCO là gì? Vị trí quyền năng nhưng cũng nhiều thách thức

CCO là gì? Được hiểu như một vị trí nòng cốt trong việc phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Đây là vị trí mà bất cứ một nhân viên kinh doanh nào cũng luôn ao ước hướng về. Với bài viết sau đây, hãy cùng Mua Bán tìm hiểu tất cả những thông tin cần biết về CCO nhằm hiểu thêm về chức vụ vô cùng hấp dẫn nhưng chứa đầy thử thách này. 

CCO là gì? Vị trí quyền năng nhưng cũng nhiều thách thức

I. CCO là gì?

CCO là cách viết tắt của cụm danh từ Chief Customer Officer, nghĩa là giám đốc kinh doanh. Trong một doanh nghiệp, chức danh giám đốc kinh doanh có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng, được xem như cánh tay phải của giám đốc điều hành (CEO).

CCO là gì – CCO đảm nhận trọng trách điều phối và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc kinh doanh của công ty

CCO đảm nhận trọng trách điều phối và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc kinh doanh của công ty, bao gồm: Vận hành nhân sự thuộc bộ phận kinh doanh, quản lý tình trạng tiêu thụ sản phẩm, đề ra chiến lược kinh doanh, tìm kiếm và trực tiếp liên hệ, làm việc với khách hàng, đối tác,… 

Xem thêm:  CTO là gì? Vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng quan trọng cần có

II. Vai trò của giám đốc kinh doanh

CCO chính là người điều hướng, trực tiếp quản lý và vận hành mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, vai trò của họ đối với sự phát triển của một công ty là vô cùng quan trọng. Để hiểu hơn vai trò cụ thể của CCO là gì, hãy cùng tham khảo phần nội dung bên dưới:  

CCO có vai trò đánh giá, nhận định những thiếu sót của công ty và hoàn thiện hành trình trải nghiệm khách hàng

Xem thêm: Kinh doanh là gì? Các hình thức kinh doanh hiện nay

1. Cụ thể hóa tầm nhìn doanh nghiệp và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng 

Hướng đến việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, thúc đẩy doanh số. CCO có vai trò đánh giá, nhận định những thiếu sót của công ty và hoàn thiện hành trình trải nghiệm khách hàng lý tưởng đối với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Cụ thể hóa tầm nhìn doanh nghiệp và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng

Để làm được điều này, CCO không chỉ cần phải nắm bắt được những kiến thức chuyên môn về kinh tế mà còn phải am hiểu cách xây dựng thương hiệu, đọc vị insights – mong muốn ẩn sâu trong lòng khách hàng.

2. Thúc đẩy tăng trưởng doanh số công ty ở cấp độ tổ chức 

Mỗi một thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp đều thực hiện những trọng trách khác nhau và có vai trò quan trọng như nhau đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Đó là lý do chúng ta có giám đốc nhân sự, giám đốc marketing, giám đốc điều hành doanh nghiệp,… 

Thúc đẩy tăng trưởng doanh số công ty ở cấp độ tổ chức

Đối với mỗi chức danh cụ thể thì mỗi vị giám đốc đều sẽ có một chuyên môn riêng và tập trung vào đó để phát triển doanh nghiệp. Ở giám đốc kinh doanh, họ tập trung vào việc tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, xây dựng những chiến lược kinh doanh và thúc đẩy sự tăng trưởng doanh số.

3. Kết nối đội ngũ cấp cao của công ty và cùng hướng đến mục tiêu nâng cao trải nghiệm khách hàng

Tuy có chuyên môn công việc khác nhau nhưng CCO không làm việc độc lập mà cũng cần phối hợp, kết nối với các giám đốc khác thuộc đội ngũ cấp cao của công ty để xây dựng các chiến lược phát triển ở cấp độ tổ chức. Đồng thời CCO cũng là người đề xuất trước hội đồng quản trị công ty để giành được quyền lợi tăng trưởng, thúc đẩy trải nghiệm khách hàng.

Kết nối đội ngũ cấp cao của công ty và cùng hướng đến mục tiêu nâng cao trải nghiệm khách hàng

Xem thêm: Sales Director là gì? 7 điều chi tiết về vị trí Sales Director

III. Mô tả công việc của giám đốc kinh doanh

Với vai trò cực kỳ quan trọng trong tổ chức doanh nghiệp, vậy những công việc thường ngày mà CCO thường làm là gì? Cùng Mua Bán tìm hiểu ngay sau đây:

1. Tổ chức quản lý số liệu về kinh doanh và khách hàng

CCO có nhiệm vụ nắm bắt và bao quát toàn bộ những số liệu kinh doanh, số liệu về khách hàng của công ty. Thông qua đó nhận định tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra hướng cải thiện phù hợp. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng vì việc nắm bắt, thống kê các bảng số liệu là tiền đề để CCO có thể thực hiện được những điều sau đây:

Tổ chức quản lý số liệu về kinh doanh và khách hàng

2. Duy trì và phát triển mối quan hệ với đối tác

Để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất, một doanh nghiệp không thể tự thân cạnh tranh với thị trường rộng lớn bên ngoài mà cần phải có sự liên kết cùng các đối tác. Để hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng quy mô, thúc đẩy doanh số bán hàng, CCO cần phải tìm kiếm những đối tác phù hợp, tiến hành làm việc, thương thảo, duy trì các mối quan hệ bền vững nhằm đạt được những lợi ích lớn cho doanh nghiệp.

Duy trì và phát triển mối quan hệ với đối tác

3. Tiến hành xây dựng các chiến lược kinh doanh

Nhiệm vụ chính của CCO là đưa ra tầm nhìn, chiến lược kinh doanh cụ thể dựa trên những phân tích về số liệu và sự nhìn nhận xu hướng của thị trường. Tuy là mọi chiến lược kinh doanh đều cần thông qua hội đồng quản trị nhưng CCO vẫn là người giữ vai trò chủ chốt đối với quyết định này.

Tiến hành xây dựng các chiến lược kinh doanh

4. Thực hiện đào tạo và điều phối nguồn nhân lực

Nhân viên kinh doanh là những người làm việc trực tiếp dưới quyền CCO và cũng là người hỗ trợ CCO trong việc thực hiện mọi chiến lược. Do đó, CCO cũng cần dành thời gian cho việc điều phối, đào tạo nhân sự kinh doanh, giúp họ được bồi dưỡng, phát triển thêm về kiến thức và kỹ năng cần thiết.

Thực hiện đào tạo và điều phối nguồn nhân lực

Xem thêm: CSO là gì? Tầm quan trọng và cách để trở thành CSO

IV. Những kỹ năng quan trọng để trở thành CCO chuyên nghiệp

Để trở thành một giám đốc kinh doanh chuyên nghiệp, bạn cần rèn luyện một số kỹ năng quan trọng sau:

Những kỹ năng quan trọng để trở thành CCO chuyên nghiệp

Xem thêm: Tư duy kinh doanh là gì? 7 tư duy cần có để kinh doanh thành công

V. Mức thu nhập của giám đốc kinh doanh

Giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty, thúc đẩy doanh nghiệp vươn tầm phát triển. Vậy nên chắc chắn một điều là mức lương của một CCO cũng xứng đáng với khả năng và sự cống hiến của họ.

Mức thu nhập của giám đốc kinh doanh

Hiện nay, tại Việt Nam, mức lương cơ bản cho vị trí CCO sẽ dao động từ 35 đến hơn 100 triệu đồng/ tháng, tùy theo năng lực của CCO cũng như quy mô của từng doanh nghiệp. Ngoài ra, CCO còn có thể được nhận thêm tiền thưởng nếu làm việc hiệu quả giúp công ty đạt doanh số cao. 

Xem thêm: Mức lương và mô tả công việc Giám đốc Tài chính chi tiết nhất

VI. Lộ trình thăng tiến để trở thành giám đốc kinh doanh

Lộ trình thăng tiến để trở thành giám đốc kinh doanh thường bao gồm các vị trí sau:

Lộ trình thăng tiến để trở thành giám đốc kinh doanh

Bên cạnh đó bạn cần lưu ý rằng, để có thể nhanh chóng thăng chức lên những vị trí cao hơn, bạn cần phải cố gắng học hỏi thật nhiều kiến thức chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm và tích lũy càng nhiều thành tích càng tốt.

Xem thêm: Muốn trở thành giám đốc sáng tạo đừng bỏ qua 6 điều này!

Tham khảo một số tin đăng tuyển dụng việc làm kinh doanh mới nhất tại saotuvi.com:

VII. Phân biệt CCO với CEO, CFO, CMO, CPO, CHRO

Các khái niệm về CCO, CEO, CFO, CMO, CPO, CHRO thường rất dễ nhầm lẫn vì chúng có ký hiệu tương tự nhau. Vì thế, sau đây Mua Bán sẽ giải thích các khái niệm này một cách dễ hiểu nhất để giúp các bạn dễ dàng nhận biết chúng.

Phân biệt CCO với CEO, CFO, CMO, CPO, CHRO

Như vậy, với tất cả các thông tin trên, bạn chắc hẳn đã hiểu CCO là gì, cũng như tất cả những tiềm năng và thách thức ở vị trí này. Nếu bạn cũng là người đang theo đuổi vị trí CCO và quan tâm tìm việc làm thuộc lĩnh vực kinh doanh, đừng bỏ qua những tin đăng mới nhất, được cập nhật liên tục tại chuyên mục tìm kiếm việc làm của saotuvi.com nhé!

CCO có thể đi lên từ các vị trí quản lý, xem ngay các công việc này tại Mua Bán:

Xem thêm: 

Bảo Nghi – Content Writer

Exit mobile version