Site icon Sao Tử Vi

SCAMPER là gì? Cách lên ý tưởng và áp dụng SCAMPER

SCAMPER là gì?


SCAMPER là một phương pháp tư duy sáng tạo, cho phép con người tiếp cận những ý tưởng và sáng kiến từ những khía cạnh khác nhau

SCAMPER được phát triển từ những nguyên tắc của nhà tư tưởng sáng tạo Alex Osborn – đồng sáng lập của tập đoàn BBDO, người đã giới thiệu phương pháp Brainstorming. Vào năm 1971, Bob Eberle – Một nhà giáo dục người Mỹ đã mở rộng và hệ thống hóa những ý tưởng này thành mô hình SCAMPER, với mục tiêu giúp mọi người dễ dàng áp dụng các kỹ thuật tư duy sáng tạo trong thực tiễn. Từ đó, SCAMPER đã trở thành một công cụ phổ biến trong nhiều lĩnh vực như Marketing, phát triển sản phẩm, giáo dục,…

Các yếu tố trong mô hình SCAMPER


Mô hình SCAMPER là sự kết hợp bởi 7 yếu tố khác nhau

Substitute – Thay thế

Thay thế là quá trình xem xét liệu có thể thay đổi một phần hoặc toàn bộ sản phẩm, dịch vụ hay quy trình bằng một yếu tố khác mà vẫn giữ nguyên hoặc nâng cao hiệu quả. Điều này có thể bao gồm việc thay thế vật liệu, thành phần hoặc công nghệ đang được sử dụng.

Một số câu hỏi được đặt ra cho yếu tố Substitute như:

Combine – Kết hợp

Yếu tố “kết hợp” tập trung vào việc kết hợp hai hoặc nhiều yếu tố hiện có để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ hoặc giải pháp hoàn toàn mới. Mục tiêu là phát triển các ý tưởng sáng tạo thông qua việc gộp những gì đang có để tạo ra giá trị lớn hơn. 

Doanh nghiệp có thể kết hợp hai chức năng của sản phẩm thành một để tăng sự tiện lợi cho người dùng hoặc kết hợp hai dịch vụ để cung cấp một trải nghiệm khách hàng toàn diện hơn. Kết hợp các yếu tố hiện có có thể giúp tối ưu hóa nguồn lực và tạo ra các giá trị mới.

Một số câu hỏi mở hướng dẫn như:

Adapt – Thích nghi

Thích nghi trong SCAMPER là quá trình điều chỉnh và áp dụng các yếu tố đã thành công trong ngữ cảnh này vào một tình huống khác nhằm cải thiện sản phẩm hoặc giải pháp. Thay vì tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới, doanh nghiệp có thể thay đổi sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.  

Một số câu hỏi thực hành như:

Modify – Sửa đổi

Sửa đổi là quá trình thay đổi một yếu tố của sản phẩm hoặc dịch vụ để nâng cao chất lượng hoặc tạo ra phiên bản mới. Yếu tố này không chỉ dừng lại ở việc chỉnh sửa nhỏ mà còn có thể bao gồm việc mở rộng hoặc thu nhỏ các đặc tính, quy mô của sản phẩm. Chẳng hạn như, việc thay đổi kích thước của sản phẩm để phù hợp hơn với nhu cầu của người dùng hoặc việc cải tiến tính năng để nâng cao trải nghiệm. Để qua đó giúp cho sản phẩm luôn mới mẻ và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.

Các câu hỏi giúp đánh giá và đưa ra quyết định sửa đổi phù hợp cho sản phẩm/dịch vụ:

Put to Other User – Sử dụng cho mục đích khác

Yếu tố này khuyến khích việc tìm cách sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có cho những mục đích khác biệt so với ý định ban đầu. Thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu chính của sản phẩm, doanh nghiệp có thể khám phá những công dụng khác mà nó có thể mang lại. 

Các câu hỏi ví dụ như:

Eliminate – Loại bỏ

Loại bỏ là quá trình xem xét việc gỡ bỏ những thành phần không cần thiết để làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ đơn giản hơn, tinh gọn hơn và hiệu quả hơn. Đây là bước quan trọng để loại bỏ những yếu tố làm giảm giá trị hoặc khiến sản phẩm trở nên phức tạp không cần thiết. Bên cạnh đó, việc loại bỏ không chỉ tối ưu hóa quá trình sản xuất mà còn làm tăng sự hài lòng của khách hàng nhờ tính tiện lợi.

Một số câu hỏi ví dụ:

Rearrange – Thay đổi thứ tự

Thay đổi thứ tự là yếu tố cuối cùng trong SCAMPER, tập trung vào việc thay đổi trật tự hoặc cấu trúc của sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình để tìm ra cách hoạt động hiệu quả hơn. Nó có thể bao gồm việc thay đổi thứ tự của các bước trong quy trình hoặc sắp xếp lại các thành phần của sản phẩm để nâng cao trải nghiệm của người dùng. 

Để xác định có nên thay đổi thứ tự của chúng không, người lên ý tưởng có thể áp dụng các câu hỏi như:

Cách ứng dụng SCAMPER vào kinh doanh

SCAMPER là một công cụ hữu ích trong việc cải tiến sản phẩm, dịch vụ và quy trình kinh doanh. Bằng cách áp dụng bảy yếu tố của SCAMPER, doanh nghiệp có thể tìm ra những cách tiếp cận sáng tạo để giải quyết vấn đề hoặc phát triển ý tưởng mới. 


Đặt câu hỏi liên quan của từng yếu tố đến sản phẩm, dịch vụ

Với các nhà lãnh đạo hay các cấp quản lý muốn rèn luyện và ứng dụng phương pháp SCAMPER này vào cuộc sống, công việc hằng ngày để quản lý, tăng năng suất làm việc của bản thân và đội nhóm, thoát khỏi lối mòn tư duy thì có thể tham gia chương trình “Phương Pháp Tư Duy và Giải quyết Vấn đề” do Học Viện Quản Lý docngam.com nghiên cứu và phát triển. Bên cạnh tiếp cận phương pháp SCAMPER, người tham dự còn có thể nâng cao năng lực tuy duy của mình với các kỹ thuật kinh điển đã được kiểm chứng như Kỹ thuật Vận não công (Brainstorming), Phương pháp Tư duy thiết kế (Design Thinking), Phương pháp Bản đồ tư duy (Mind Map), Phương pháp Tư duy đột phá (Breakthrough Thinking)…

Ví dụ về áp dụng mô hình SCAMPER

Một ví dụ khác về việc áp dụng mô hình SCAMPER là Coca-Cola trong việc phát triển và mở rộng sản phẩm. Dưới đây là cách Coca-Cola có thể đã sử dụng mô hình SCAMPER trong chiến lược kinh doanh và đổi mới sản phẩm:


Coca-Cola là một trong những thương hiệu thành công khi áp dụng SCAMPER

Các lưu ý khi ứng dụng SCAMPER

Để khai thác tối đa sức mạnh sáng tạo của mô hình SCAMPER trong kinh doanh, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau:

Với sự sáng tạo và tư duy phản biện, phương pháp SCAMPER có thể giúp các cá nhân hoăc ban lãnh đạo tạo ra những ý tưởng mới và sáng tạo cho doanh nghiệp. Từ đó thúc đẩy quá trình đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững thị phần trên thị trường. Điều quan trọng là không ngại thử nghiệm và liên tục điều chỉnh ý tưởng dựa trên phản hồi và dữ liệu thực tế.

Exit mobile version