Site icon saotuvi.com

VPN là gì? Giải thích cách hoạt động của VPN

Đối với các doanh nghiệp, VPN cung cấp một giải pháp bảo mật không thể thiếu, cho phép nhân viên kết nối an toàn với mạng nội bộ của công ty từ bất kỳ đâu trên thế giới. Điều này không chỉ bảo vệ dữ liệu nhạy cảm mà còn hỗ trợ làm việc từ xa, một yếu tố quan trọng trong bối cảnh công việc hiện nay. VPN còn giúp bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, ngăn chặn việc theo dõi và đánh cắp thông tin cá nhân khi truy cập internet qua các kết nối công cộng.

1. VPN là gì?

VPN – Virtual Private Network (Mạng riêng ảo) là một công nghệ cho phép mở rộng một mạng riêng (private) qua một mạng công cộng (public). Công nghệ này giúp tạo ra một kết nối an toàn, được mã hóa, cho phép dữ liệu được truyền tải một cách bảo mật giữa các thiết bị ngay cả khi chúng nằm trên các mạng khác nhau. VPN cho phép người dùng gửi và nhận dữ liệu qua các mạng công cộng như thể thiết bị của họ được kết nối trực tiếp với một mạng riêng.

Khi sử dụng và Không sử dụng VPN

Giả sử Việt là một nhân viên làm việc từ xa cho một công ty có trụ sở chính tại Hồ Chí Minh, Việt sống ở một thành phố khác và thường làm việc từ nhà. Để thực hiện công việc hàng ngày, Việt cần truy cập vào các tài nguyên nội bộ của công ty như các tập tin quan trọng, cơ sở dữ liệu, source code và các ứng dụng doanh nghiệp chỉ có sẵn trên mạng nội bộ của công ty.

Việt cần cài đặt một phần mềm VPN client trên máy tính của mình. Công ty của anh đã cung cấp thông tin đăng nhập và các hướng dẫn cần thiết để thiết lập kết nối VPN. Khi bắt đầu ngày làm việc, Việt mở ứng dụng VPN client và nhập tên người dùng và mật khẩu của mình. VPN client sau đó sẽ tạo một kết nối an toàn tới máy chủ VPN của công ty đặt tại trụ sở chính ở Hồ Chí Minh.

Máy chủ VPN xác thực thông tin của Việt và sử dụng các giao thức bảo mật như IPsec hoặc SSL để thiết lập một “đường hầm” (tunnel) mã hóa giữa máy tính của Việt và mạng nội bộ của công ty. Dữ liệu truyền qua đường hầm này được mã hóa, giúp bảo vệ khỏi việc bị chặn hoặc truy cập trái phép.

Sau khi kết nối VPN được thiết lập, Việt có thể truy cập các tài nguyên nội bộ của công ty như thể anh đang làm việc tại văn phòng. Anh có thể mở các tệp tin từ máy chủ công ty, truy cập cơ sở dữ liệu, và sử dụng các ứng dụng nội bộ để thực hiện công việc của mình.

Nhờ VPN, tất cả dữ liệu Việt gửi và nhận đều được mã hóa, đảm bảo rằng thông tin nhạy cảm của công ty không bị rò rỉ hoặc bị truy cập trái phép. Điều này đặc biệt quan trọng khi Việt làm việc từ các mạng công cộng như Wi-Fi tại quán cà phê.

2. VPN hoạt động như thế nào?

VPN hoạt động bằng cách tạo ra một “đường hầm” an toàn giữa hai hoặc nhiều thiết bị. Bên trong đường hầm này, dữ liệu được mã hóa nhằm ngăn chặn truy cập trái phép. Sau đây là các bước của quá trình tạo kết nối VPN:

  1. Yêu cầu kết nối: Người dùng khởi tạo kết nối tới máy chủ VPN, thường bằng cách khởi động phần mềm VPN client.
  2. Xác thực: Máy chủ xác minh thông tin đăng nhập của người dùng (username/password, key). Nếu thông tin được xác minh, một kết nối an toàn sẽ được thiết lập.
  3. Thiết lập kết nối an toàn: Khi đã được xác thực, một đường hầm an toàn được hình thành giữa thiết bị của người dùng và máy chủ VPN. Đường hầm này hoạt động như một lối đi được bảo vệ.
  4. Đóng gói (Encapsulation): Dữ liệu của người dùng được bọc trong một giao thức VPN, tạo ra một “vỏ ngoài” bảo vệ nội dung bên trong.
  5. Mã hóa (Encryption): Dữ liệu truyền qua kết nối được mã hóa bằng các thuật toán như AES (Advanced Encryption Standard).
  6. Truyền tải: Dữ liệu đã  mã hóa được gửi qua mạng công cộng đến máy chủ VPN.
  7. Giải đóng gói và giải mã (Decapsulation and Decryption): Khi đến máy chủ VPN, vỏ ngoài được loại bỏ (giải đóng gói) và dữ liệu được giải mã.
  8. Truyền tải lần cuối: Dữ liệu gốc được gửi an toàn từ máy chủ VPN đến địa chỉ đích.

Toàn bộ quá trình trên đảm bảo rằng dữ liệu vẫn giữ được tính riêng tư và an toàn khi di chuyển từ điểm này đến điểm khác.

3. Có bao nhiêu loại kết nối VPN?

3.1 Site-to-site VPN

Site-to-site VPN thiết lập liên kết giữa hai hoặc nhiều mạng riêng biệt, ví dụ như mạng tại trụ sở chính của một công ty và mạng tại các chi nhánh của họ. Thiết lập này cho phép giao tiếp và chia sẻ tài nguyên liền mạch giữa các mạng như thể chúng là một mạng thống nhất. Bạn cũng có thể sử dụng giải pháp này trong trường hợp công ty muốn kết nối mạng của mình với mạng của các đối tác, nhà cung cấp, hoặc khách hàng.

3.2 Remote access VPN

VPN truy cập từ xa (Remote access VPN) cho phép người dùng từ xa kết nối an toàn và sử dụng các ứng dụng cũng như thông tin trong trung tâm dữ liệu chính của công ty, bằng cách mã hóa tất cả dữ liệu người dùng truyền và nhận. Thông qua đường hầm (tunnel), người dùng có thể tương tác với mạng của công ty như thể họ đang ở văn phòng vậy, giống với trường hợp của Việt mà mình đã đề cập đến ở bên trên.

4. Tầm quan trọng của VPN

Với sự gia tăng của các mối đe dọa về an ninh mạng và những lo ngại ngày càng tăng về quyền riêng tư, tính toàn vẹn của dữ liệu, VPN đã trở thành công cụ thiết yếu cho cả cá nhân và tổ chức vì các lý do sau đây:

5 Các Giao thức VPN

Các giao thức VPN định nghĩa quy tắc và quy trình để thiết lập và duy trì kết nối an toàn giữa client và máy chủ. Các giao thức khác nhau có các đặc điểm riêng biệt và phù hợp với các ứng dụng khác nhau.

5.1 Point-to-Point Tunneling Protocol (PPTP)

5.2 Layer 2 Tunneling Protocol (L2TP)

5.3 IP Security (IPsec)

5.4 Secure Sockets Layer/Transport Layer Security (SSL/TLS) VPNs

5.5 Internet Key Exchange version 2 (IKEv2)

5.6 WireGuard VPN

5.7 OpenVPN

5.8. Secure Socket Tunneling Protocol (SSTP)

6. Kết luận

Khả năng mã hóa dữ liệu, tạo kết nối an toàn qua các mạng công cộng và cung cấp quyền truy cập vào nội dung bị hạn chế đã biến VPN thành một phần không thể thiếu của cơ sở hạ tầng internet hiện đại. Hy vọng bài viết của mình đã giúp các bạn hiểu hơn về VPN.

Các bài viết liên quan bạn có thể tham khảo tại blog 200Lab:

Exit mobile version