Site icon Sao Tử Vi

Tính chất đền bù của hợp đồng Dân sự theo Bộ luật dân sự ?

Khái niệm tính chất đền bù trong hợp đồng dân sự? Các nhóm hợp đồng dân sự theo tính chất đền bù?

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự được xác lập lên dựa vào nhiều đặc điểm, tính chất nhất định. Một trong số đó là tính chất đền bù. Vậy tính chất đền bù hợp đồng dân sự theo Luật dân sự được thể hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phân tích, làm rõ cho bạn đọc về vấn đề này.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7:

1. Tính chất đền bù của hợp đồng dân sự là gì?

Tính chất đền bù lợi ích được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quan hệ pháp luật dân sự. Tính chất đền bù đó được thể hiện một cách rõ nét nhất trong chế định hợp đồng dân sự. Hợp đồng mang tính đền bù là những hợp đồng mà trong đó một bên sau khi thực hiện nghĩa vụ cho bên đối tác sẽ nhận được những lợi ích vật chất ngược lại từ phía bên kia. Việc phân tích tính chất đền bù giúp xác định bản chất pháp lý của từng hợp đồng, từ đó áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết tranh chấp phát sinh một cách chuẩn xác.

Có thể hiểu tính chất đền bù của hợp đồng dân sự là sự tác động, trao đổi qua lại giữa các bên trong hợp đồng, mà ở đó, các bên phải thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ của mình nhằm mang đến lợi ích cho bên còn lại. Hay nói cách khác, tính chất đền bền của hợp đồng là sự sao đổi, các bên tham gia đều có quyền lợi và nghĩa vụ. 

Không phải hợp đồng dân dân sự nào cũng có tính chất đền bù. Tính chất đền bù của hợp đồng có hay không còn phụ thuộc vào thuộc tính đặc thù của loại hợp đồng đó. Chia theo tính chất đền bù của hợp đồng, có các nhóm hợp đồng sau: Nhóm các hợp đồng luôn không đền bù; Nhóm các hợp đồng có thể đền bù hoặc không đền bù;  Nhóm các hợp đồng luôn đền bù.

2. Nhóm các quan hệ hợp đồng luôn không đền bù: 

– Quan hệ hợp đồng luôn không đền bù là quan hệ hợp đồng mà ở đó không có sự trao đổi nghĩa vụ, hoàn trả lợi ích giữa các bên tham gia. Hợp đồng luôn không đền bù thường là bản hợp đồng được lập nên dựa trên ý chí tự nguyện hoàn toàn của một bên. Bên còn lại chỉ có trách nhiệm tham gia hợp động, trở thành chủ thể nhận lợi ích trên cơ sở ý chí, mong muốn của đối phương.

– Hợp đồng tặng cho tài sản và hợp đồng mượn tài sản là hai hình thức tiêu biểu cho nhóm quan hệ hợp đồng luôn không đền bù.

+ Điều 457 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng tặng cho tài sản như sau:Như vậy, có thể thấy hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng được lập lên dựa trên ý chí của bên tặng, và hoàn toàn vì lợi ích của bên được tặng cho. Bên được tặng cho chỉ tiếp nhận tài sản mà không phải thực hiện nghĩa vụ nào mang lại lợi ích vật chất cho bên kia. 

Ví dụ: .

+ Hợp đồng tặng cho có điều kiện được xem là nhóm hợp động luôn không đền bù có tính chất đặc biệt. Điều 462 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nội dung hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện như sau:

Có thể thấy, điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện phải là những công việc không mang lại lợi ích ( cả vật chất lẫn tinh thần) cho bên tặng cho. 

Ví dụ: .  

Nếu hợp đồng đưa ra những điều kiện tặng cho mang lại lợi ích cho các bên tặng cho thì hợp đồng sẽ không được coi là hợp đồng tặng cho nữa. 

Ví dụ: (Hợp đồng này sẽ không được xem là hợp đồng tặng tặng cho có điều kiện, bởi điều kiện đưa ra phục vụ lợi ích của bên tặng cho). 

+ Hợp đồng mượn tài sản: là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn. Tính chất không đền bù của hợp đồng mượn tài sản thể hiện hiện ở chổ không phải trả tiền cho việc sử dụng tài sản đó. 

Ví dụ:

3. Nhóm các hợp đồng có thể có đền bù hoặc không đền bù:

Nhóm các hợp đồng có thể đền bù hoặc không đền bù được thể hiện cụ thể qua các loại hợp đồng sau đây:

– Hợp đồng vay tài sản:

+ Theo quy định của pháp luật, “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Tính chất đền bù trong hợp đồng vay thể hiện ở việc trả lãi. Theo tinh thần Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015  thì hợp đồng về tài sản sẽ không đền bù nếu như các bên không có thỏa thuận gì về việc trả lãi. Việc trả lãi được coi là ngoại lệ và chỉ được áp dụng nếu như trong hợp đồng có thể hiện hoặc pháp luật có quy định. 

–  Hợp đồng ủy quyền:

Tính  chất đền bù trong hợp đồng ủy quyền được thể hiện rõ ở việc trả thù lao. Sau khi thực hiện công việc được bên ủy quyền giao phó, bên ủy quyền có nghĩa vụ trả công cho bên được ủy quyền. Bên được ủy quyền được hưởng lợi ích ngược lại dưới hình thức tiền thù lao.

– Hợp đồng gửi giữ tài sản:

+  Điều 554 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Tính chất đền bù của hợp đồng gửi giữ tài sản được thể hiện thông qua tiền công cho bên giữ tài sản.

4. Nhóm hợp đồng luôn có tính chất đền bù:

Hợp đồng luôn có tính chất đền bù được hiểu là hợp đồng luôn có sự trao đổi quyền và lợi ích giữa các bên tham gia. Trong hợp đồng này, tất cả các bên tham gia đều được hưởng lợi ích từ giao dịch dân sự. Nhóm hợp đồng luôn có tính chất đền bù gồm các loại hợp đồng cơ bản sau:

– Hợp đồng mua bán tài sản:

Đặc điểm của hợp đồng mua bán tài sản là sự trao đổi vật chất. Sau khi bàn giao tài sản mua bán thì bên bán sẽ nhận được những lợi ích ngược lại dưới dạng tiền mua mà bên mua phải thanh toán. Đây được xem là biểu hiện rõ ràng nhất của tính đền bù. Đồng thời, hợp đồng mua bán tài sản chỉ có hiệu lực khi các bên đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với bên còn lại theo quy định của pháp luật.

– Hợp đồng thuê tài sản:

Tính chất đền bù của hợp đồng thuê tài sản thể hiện ở việc trả tiền thuê. Nếu hợp đồng thuê mà trong đó các bên thỏa thuận rằng không phải trả tiền thuê thì hợp đồng đó sẽ được coi là hợp đồng mượn tài sản, chứ không phải hợp đồng thuê tài sản.

Như vậy, tính chất đền bù trong hợp đồng dân sự được quy định và thể hiện khá rõ trong Bộ luật dân sự 2015. Tùy vào đặc thù riêng biệt của từng loại hợp đồng mà tính chất đền bù cũng được thể hiện khác nhau.

Exit mobile version