Site icon Sao Tử Vi

Thuê xe tự lái gây tai nạn trách nhiệm như thế nào?

Dịch vụ thuê xe tự lái hiện nay đã và đang diễn ra rất phổ biến và có thể thấy rất được ưa chuộng tại nước ta trong những năm gần đây. Vậy trong trường hợp cá nhân thuê xe tự lái gây tai nạn thì trách nhiệm bồi thường sẽ ra sao?

1. Thuê xe tự lái gây tai nạn trách nhiệm phải bồi thường như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm: 

Như vậy, trên thực tế nếu người điều khiển xe vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông gây ra tai nạn giao thông thì chính người điều khiển xe sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị nạn. 

Bên cạnh việc bồi thường cho người bị nạn thì người thuê xe tự lái gây tai nạn có làm thiệt hại đến tài sản là chiếc xe thì cũng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu xe. Tuy nhiên, đối với trường hợp này trước hết phải căn cứ theo hợp đồng thuê xe giữa hai bên quy định như thế nào về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi thuê xe. Trường hợp hợp đồng có thỏa thuận trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì sẽ thực hiện bồi thường theo thỏa thuận hợp đồng.

Bản chất của dân sự sẽ ưu tiên sự thỏa thuận của các bên, hai bên có thể thương lượng với nhau mức bồi thường như thế nào. Nếu trường hợp không thể thỏa thuận được mức bồi thường thiệt hại thì sẽ đưa ra pháp luật yêu cầu Tòa án giải quyết. Tại Điều 589, Điều 590, Điều 591 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về căn cứ để xác minh thiệt hại, cụ thể như sau: 

2. Thuê xe gây tai nạn giao thông ai là người phải bồi thường?

Căn cứ theo quy định tại Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 quy định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:

Như vậy, nếu trường hợp chủ sở hữu ô tô giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng, thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại này không phụ thuộc vào việc chủ xe có mặt trên chuyến xe đó hay không mà dựa vào việc hiện ai là người đang chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó.

Nếu trường hợp người gây tai nạn là người được thuê lái xe và được trả tiền công thì lái xe này không phải là người chiếm hữu, sử dụng chiếc xe, mà chủ xe mới là người chiếm hữu, sử dụng, do vậy chủ xe phải là người bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn theo quy định tại Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 

3. Truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuê xe tự lái gây tai nạn: 

Ngoài việc sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường về dân sự như mục 1 phân tích thì sẽ tùy vào từng mức độ, hành vi vi phạm mà người điều khiển xe sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP hoặc trách nhiệm hình sự. 

Cụ thể hành vi vi phạm của người thuê xe tự lái vi phạm gây ra hậu quả nhất định sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, cụ thể là: 

Mức phạt áp dụng từ tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

Bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

Áp dụng phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: 

Exit mobile version